trang chủ

Jan 19, 2012

ÂM BẢ THƯƠNG

Âm Bả Thương còn được gọi là "triền thương", "bát quái triền thương". Sở dĩ gọi là "Âm Bả Thương" là bởi vì khi sử dụng hai tay đều ở tư thế âm thủ (hai tay úp), khác với các phái thương thuật khác đều sử dụng thế tay âm dương. Âm Bả Thương động tác đơn giản, kĩ thuật ít nhưng lại mang tính thực chiến cao.

Jan 5, 2012

BÁT CỰC QUYỀN - LƯU VÂN TIỀU

Bác Cực Quyền trong giới võ thuật là một môn võ đặc biệt, có câu "văn dụng Thái Cực an thiên hạ, võ dụng Bát Cực định càng khôn" đủ thấy vị trí của bát cực quyền trong giới võ thuật Trung Quốc.
Bác cực quyền tuy là môn võ thuật xuất phát từ người Hồi ở Thương Châu - cái nôi của võ thuật bắc phái - nhưng rất được triều đình ưa chuộng. Cuối thời nhà thanh, binh lính triều đình, hộ vệ cấm quân đều được học qua Bát Cực Quyền, vua Phổ Nghi cũng là luyện tập Bát Cực quyền.
Võ sư Lưu Vân Tiều xuất thân ở huyện Thương Tỉnh Hà Bắc, nơi được gọi là quê hương của võ thuật (bắc phái), lúc nhỏ ông theo Trương Huy Đình học Yến Thanh Quyền, đến năm 15 tuổi thì được võ sư Lý Thư Văn nhận làm học trò, đã học hơn mười năm Bát Cực Quyền, Tích quải chưởng, Lục Hợp Đại Thương. Ông Cũng là đệ tử đắc ý của võ sư Lý Thư Văn (cũng là đệ tử cuối cùng). Năm gần hai mươi tuổi, Lưu Vân Tiều, Lưu Vân Tiều đã được Đề đốc Sơn Đông là Trương Tương Nhậm mời về giúp việc. Vì thế, Lý Thư Văn cùng với Lưu Vân Tiều ra khỏi Sơn Đông, họ cùng truyền dạy võ thuật trong quân đội của Trương Tương Nhậm.
Lúc ấy, Cung Bảo Điền cũng là người dưới trướng của tướng quân Trương, Cung Bảo Điền là Học trò giỏi của Doãn Phúc, năm xưa Doãn Phúc là hộ vệ trong Tử Cấm Thành. Khi nhà Thanh diệt vong, ông trở về quê hương là Sơn Đông, trở thành khách của tướng quân họ Trương này. Vì được Cung Bảo Điền chỉ điểm, Lưu Vân Tiều bái Đinh Tử Thành – cao thủ Lục Hợp Đường Lang quyền -  bí mật học đường lang quyền mà không để Lý Thư Văn biết. Sau lại bái Cung Bảo Điền làm sư phụ học Bát Quái Chưởng. Lưu Vân Tiều đã từng nói rằng, lâu nay ông vẫn coi Bát Cực quyền là môn võ giỏi nhất cho nên tự phụ, lúc mới bắt đầu, ông chẳng coi Bát Quái Chưởng ra sao cả, cho đến khi tiếp xúc với sư phụ Cung Bảo Điền thì mới hiểu ra răng Kỹ Thuật của Bát Quái Chưởng rất sâu xa, vì thế đã bắt đầu rèn luyện chăm chỉ.
Không lâu sau, khi Lý Thư Văn quay trở về huyện Thương, Lưu Vân Tiều vẫn ở lại Sơn Đông học Bát qquais chưởng. Không ngờ, trên đường quay về, Lý Thư Văn gặp kẻ thù của mình (trong lần thi đấu, Lý Thư Văn đã đánh chế đối thủ, gây thù chuốc oán với người ta), cho nên bị hạ độc ám sát chết.
Lưu Vân Tiều nói: “võ công của sư phụ Lý Thư Văn rất giỏi, chỉ cần vỗ nhẹ vào đối thủ thì sẽ khiến cho hắn ta bị trọng thương, thậm chí tử vong. Tính cách của ông ta rất lạnh nhạt, nóng nảy, là mộ con người mẫu mực”
Bát cực quyền của Lý Thư Văn đã được ông chỉnh lý lại, động tác đơn giản, nhanh gọn hơn và cũng mạnh bạo hơn so với Bát Cực quyền của các danh gia khác.