trang chủ

May 24, 2012

ĐẠT MA ĐẠI SƯ DỊCH CÂN KINH TINH LUẬN


        Phật Tổ nói rằng, muốn chứng ngộ chính quả, phải có hai cơ sở: thứ nhất là thanh hư, thứ hai là thoát hoán. Thanh hư sẽ không có chướng, thoát hoán sẽ không có ngại. Không chuonwgs không ngại, mới có thể nhập định xuất định. Biết được điều này, sẽ có được cơ sở để tu hành. Gọi là thanh hư, tức là tẩy tủy, gọi là thoát hoán, tức là dịch cân.

      Tẩy tủy, có nghĩa là con người sinh ra mối cảm tử tình dục, nên phải sinh ra cái thân hữu hình, mà tạng phủ hình hài đều bị nhiễm ô uế, cần phải tẩy rửa tịnh trừ, không để một chút tì vết chướng ngại, mới có thể siêu phàm nhập thánh, nếu không theo đó, thì sẽ không có cơ sở để tu hành. Gọi là tẩy tủy, tức là thanh lọc bên trong, gọi là dịch cân, tức là mạnh mẽ bên ngoài. Nếu như có thể bên trong thanh tịnh, bên ngoài kiên cố, muốn sống thọ là chuyện hết sức dễ dàng, sao phải lo không thành tựu?

      Lại nói về dịch cân, tức là gân cốt trong cơ thể người có được từ bào thai, có người gân chùng, có người gân co cứng, có người gân nhão, có người gân yếu, có người gân co rút, có người gân khỏe, có người gân duỗi, có người gân mạnh mẽ, có người gân hài hòa, không ai gióng ai, đề là do bẩm thụ từ bào thai. Gân chùng thì bệnh, gân co cứng thì gầy, gân nhão thì người co quắp, gân yếu thì người uể oải, gân co rút thì người chết, gân khỏe thì người mạnh mẽ, gân duỗi thì người dài, gân mạnh thì người cương cường, gân hòa thì người khỏe. Nếu một người bên trong không thanh hư mà có chướng, bên ngoài không mạnh mẽ mà có ngại thì làm sao có thể nhập đạo được? Nên muốn nhập đạo, trước nhất cần phải dịch cân để cơ thể kiên cường, làm mạnh mẽ bên trong để bổ trợ giúp bên ngoài. Nếu không, đừng mong thành đạo.

      Gọi là dịch cân, “dịch” có ý nghĩa thật là lớn lao thay. Dịch là đạo lý của âm dương, “dịch” tức là biến hóa. Sự biến hóa của “dịch”, tuy ở âm dương, nhưng sự biến hóa của âm dương, lại ở chổ con người. Vờn nhật nguyệt ở trong bình, bắt âm dương trên bàn tay. Nên hai thứ đó là ở con người, không gì không thể thay đổi. Cho nên thay đổi hư và thực, cương và nhu, tĩnh và động. Về cao thấp thì thay đổi lên xuống, về trước sau thì thay đổi nhanh chậm, về thuận nghịch thì thay đổi qua lại, nguy thì đổi thành an, loạn thì đổi thành trị, họa thì đổi thành phúc, mất thì đổi thành còn, khí số có thể thay đổi mà vãn hồi, trời đất có thể thay đổi mà lật ngược, có điều gì không phải là công lao của “dịch”.

      Còn “cân”, tức là gân, là kinh lạc trong cơ thể. Bên ngoài xương khớp, bên trong cơ thịt, tứ chi xương cốt, không nơi nào không có gân, kết nối toàn thân, thông suốt huyết mạch, là sự thể hiện bên ngoài của tinh thần. Như con người, vai có thẻ vác, tay có thể cầm, chân có thể đi, cả cơ thể hoạt bát linh động, đều là do có gân níu giữ. Làm sao có thể để nó chùng, co, nhão, yếu được! Mà bệnh, gầy, co quắp, uể oải, làm sao có thể cho nhập đạo được. Phật Tổ dùng phương pháp xoay vần, khiến cho gân co rút thành thư thái, gày yếu thành mạnh mẽ, gân chung thành hòa hoãn, gân co rút thành duỗi dài, gân nhão thành mạnh mẽ. Như vậy, cái thân yếu ớt như bông như bùn, cũng có thể thành sắt thành đá, có gì không phải là công lao của dịch! Thân thể khỏe mạnh là cơ sở của thánh, đó là một mối vậy. Bởi vậy âm dương nằm trong tay con người, mà âm dương không thể tự là âm dương nữa. Con người thành tựu cho con người, mà con người đừng nên bị âm dương thao túng. Mang cái thân khí huyết, mà thay bằng cái thân vàng đá. Trong không chướng, ngoài không ngại, mới có thể nhập định, đắc định được. Mà công phu này cũng không đơn giãn. Công phu có tầng thứ, phương pháp có nội ngoại, khí có vận dụng, hành có đi dừng. cho đến thuốc thang, đồ vật, khí hậu, năm tháng, ăn uống, đi ở, trước sau đều có chứng nghiệm. Nhập vào cửa này, trước hết phải xây dựng niềm tin, tiếp đến xây dựng thành tâm, dũng cảm kiên trì tinh tiến, thực hành đúng phương pháp không trễ nãi, tự nhiên sẽ có thể sánh ngang cùng bậc thánh.

      Bài luận trên là do Đại Sư Đạt Ma viết ra, giảng giải về ý nghĩa của “dịch cân”, dịch từ nguyên văn không thêm không bớt
Trích từ:
Dịch Cân Kinh
Nhà xuất bản Hồng Đức. 2012