trang chủ

Mar 3, 2012

MỘNG NHẬP THẦN CƠ GIẢI THÍCH HÌNH Ý QUYỀN


Đây là một bài viết của Mộng Nhập Thần Cơ được đính kèm trong truyện "Long Xà Diễn Nghĩa" mà mình sưu tầm được. Mình đọc thấy cũng có cái lý, nhưng nói đúng hay sai, là truyện hay là thực thì mình không dám khẳng định. Mình xin lược dịch qua cho mội người tham khảo qua:

Mình dịch còn non nớt nên không tránh được việc khó hiểu, mong các bạn thông cảm.

Thứ 1. Xưng là minh kình. 
Là cảnh giới của võ thuật gọi là quá trình luyện tinh hóa khí.
Thông qua rèn luyện mà luyện thành minh kình là đem thịt thừa của toàn thân luyện thành cơ nhục, có thể tùy lúc điều động thân thể, kiểm soát khung xương, vận dụng lực lượng của xương ở phần bụng, eo, chân vặn lại thành một cổ, mỗi quyền xuất ra đều nặng ngàn cân.
minh kình khi luyện thành có thể khai mở được tiềm năng của con người, kích thích cực hạng cơ thể con người nhưng lại không hiểu được cách thu liễm nghuyên khí. Nếu là người luyện thành minh kình, lực lượng tuy rằng mạnh nhưng thể lực lại không bền. Hơn nữa không thể dưỡng sinh. Con người đến tuổi thanh xuân thì không có chuyện gì, đến tuổi trung tráng niên thì nguyên khí sẽ suy yếu một thân cơ thịt không thể bảo dưỡng được tất cả đều bất lỏng xuống. Người mới suy yếu sớm thì chết sớm, khắp cơ thể đều là bệnh tật.
người bình thường ra quyền đều là lực lượng của cơ bấp cánh tay mà không thể điều động lực lượng của bụng, eo, chân. Cho nên trong một thời gian ngắn đem một chút tinh huyết hóa thành nguyên khí công xuất của năng lượng nhiệt lượng cũng nhỏ.
Sau khi luyện thành minh kình, lực của mỗi một quyền mỗi một cước đều điều động lực lượng của toàn thân, cho nên trong một khoảng thời gian ngắn tinh huyết của thân thể có thể hóa thành năng lượng nhiệt lượng nguyên khí và công xuất phi thường lớn.
nguyên nhân chính là như vậy, nếu là chỉ biết minh kình một mực mạnh mẽ đánh, lại không có được bổ xung dinh dưỡng thì cũng như mang tinh huyết của cơ thể đánh đến hết vì vậy mà tay của người bình thường vẫn còn suy yếu rất nhanh.
Thứ 2: cảnh giới tiên thiên. 
Trình độ ám kình. đặc trưng rõ ràng là huyệt thái dương lồi lên. Đạt đến cảnh giới của cao thủ nhất lưu, là người giỏi về dưỡng khí.
cái gì gọi là khí? con người khi hoạt động mỗi một động tác đều phải sản sinh ra năng lượng nhiệt lượng, cổ năng lượng nhiệt lượng này chính là bao hàm của nguyên khí.
Con người kịch liệt hoạt động thân mấu huyết cơ thể cùng tinh lực đều có thể hóa thành cổ nhiệt lượng năng lượng hòa cùng với mồ hôi cùng lúc thông qua lổ chân lông xuất ra ngoài. đây chính là đạo lý luyện tinh hóa khí.
có thể giữ lại cổ khí lực này hay không tức là bản chất khác biệt của có thể dưỡng sinh và không thể dưởng sinh.
đây cũng là sự khác biệt của nội gia và ngoại gia.
Nội gia quyền có thể thu liễm và giữ cổ nguyên khí này, ngoại gia quyền rức chỉ luyện minh kình. nếu có thể thu lại thì mỗi quyền khi xuất ra càng mạnh thì nguyên khí tuân trào ra càng mãnh liệt.
như thể nào là dưỡng trụ khí (giữ khí)?
bởi vì con người kịch liệt hoạt động cho đến lúc thích hợp sản sinh ra năng lượng nhiệt lượng có thể cùng với mồ hôi thông qua lổ chân lông xuất ra ngoài. Lổ chân lông toàn thân giống như là một cái cửa cống. Nếu như muốn đống giữ nguyên khí không cho tiết ra ngoài trước tiên phải học được đống cái cửa cống lại. cũng là có thể đúng lúc thích hợp đống chặt lỗ chân lông.
Thế nào là đống lổ chân lông?
Con người không thể tùy ý khống chế lổ chân lông của mình. Chẳng qua có thể thông qua kích thích bộ phận bên ngoài để cảm thụ được đặc trưng của đống lổ chân lông.
Ví dụ như con người tắm nước nóng, khi ngăm trong nước nóng lâu, lổ chân lông toàn thân bị nống đều mở rộng ra, nguyên khí toàn thân  thuận theo lổ chân lông dần dần tràn ra ngoài cho nên con người khi tắm nước nống thì toàn thân ra mồ hôi.
nguyên khí tán qua thời gian dài quá con người không thể thích ứng cho nên có người khi tấm rữa thời gian dài quá thì đầu choán mắt hoa ngực thiếu khí. Đây chính là do nguyên khí tuôn trào quá nhiều.
Thế nhưng lúc này đột nhiên phồng tắm bị gió lạnh thổi qua, toàn thân da con người đột nhiên chịu lạnh khích thích lỗ chân lông nổi lên cùng lúc tinh thần sản khoái lên đầu não lập tức thoải mái đây chính là lổ chân lông chịu kích thích đống chặt lại để nguyên khí không chảy mất.
Lúc này lổ chân lông nổi lên chính là đặc thù của đống lổ chân lông.
đạo lý luyện quyền cũng giống như vậy. Một quyền lực đến nơi toàn thân nống lên hơi hơi xuất mồ hôi. Tinh huyết thể năng của toàn thân đều hóa thành nguyên khí muốn từ lổ chân lông tán xuất ra ngoài, đây cũng như một bình chứa hỏa dược vậy lúc không có chuyện gì thì thôi thế nhưng lỡ như trúng lửa lập tức hóa thành năng lượng thể tích bành trướng trăm ngàn lần lập tức bùng phát khỏi chiếc bình mà đi ra ngoài.
Hỏa dược một khi nổ thì bình cũng bị phá thành từng mãnh nhỏ, cơ thể người cũng giống như vậy nguyên khí một khi xuất ra ngoài thì là thành hư rồi.
Lực bộc phát của cơ thể con người tuy rằng không như hỏa dược nhưng về đạo lý thì cũng giống như vậy.
vào lúc một quyền đánh ra mà nguyên khí từ lỗ chân lông tán xuất ra ngoài, con người phải không chế thân thể khiến cho lổ chân lông toàn bộ đống kín và dựng lên nếu không nguyên khí sẽ xuất ra ngoài.
làm sao đống lổ chân lông?
dã thú một khi giật mình hoãn sợ trước tiên cái đuôi sẽ dựng thẳng lên, sau đó thắt lưng thẳng lưng công chân lông toàn thân đều đựng thẳng lên đây là đống lổ chân lông.
Con người nếu muốn học dã thú bùng phát lông thì trước tiên cũng phải bắt đầu từ cái đuôi. Thuở ban đầu cái đuôi của con người đều đã thoái hóa mất rồi, nhưng cái gốc đuôi thì vẫn còn ở đó.
Trạm trang trong hình ý môn chính là đem trọng tâm đặt ở trên gốc đuôi sau đó xương cốt từng đốt từng đốt đẩy lên trên, đến lúc đẩy đến xương cổ, trong não bộ liền bị kích thích toàn thân liền run rẩy lên da gà nổi lên tốc gấy dựng thẳng lên lỗ chân lông tự nhiên liền khép kín lại.
Đây cũng là con người thông thường đột nhiên bị khủng bố (hoảng sợ tột cùng) hoặc là trong tình cảnh không thể suy xét thấu đáo toàn thân nhất thời cảm giác như ớn lạnh từ xương cùng thẳng vọt lên đỉnh đầu.
Đột nhiên một quyền xuất lực toàn thân nguyên khí mạnh mẽ xuất ra đến biểu bì thì xương cùn liền bị kích thích thông qua cột sống thần kinh trên thân truyền đến đại não, sau đó đại não nhanh chống truyền mệnh lệnh khống chế mạnh mẽ đống chặt lỗ chân lông toàn thân lại  đem nguyên khí dồn ép trở về. Lúc luyện đến một trình độ nhất định thì kình phát ra thì nóng thu lại thì lạnh như vậy chỉ bắng lên xèo một cái thì nguyên khí ở bên trong cơ thể bốc lên giống như nước lạnh đổ vào một miếng sắt đang được nung đỏ vậy, huyệt thái dương nổi lên. Đây chính là ám kình.
           sở dĩ cao thủ đánh quyền nhất nhất thu nguyên khí kình lực đi về rung động như trường giang đại hà chảy liên miên. Vô luận lực mạnh như thế nào đánh thời gian dài đều không xuất mồ hôi. Đầy cũng chính là nguyên nhân trong võ hiệp viết đến những cao thủ khi đánh một lần quyền thì hơi thở không gắp, mặt không đỏ, thân trên không có một giọt mồ hôi nào. Đương nhiên đây chỉ là ấm kình luyện đến cảnh giới tối cao nguyên khí một điểm cũng không xuất ra ngoài mới có thể làm được như vậy.
            Bế lỗ chân lông là lúc luyện quyền mới có mà khi đánh người thì phải đêm nguyên khí phóng xuất ra ngoài không được đống lỗ chân lông lại. Một quyền đánh ra người bị đánh không những phải chịu sự công kích của minh kình mà còn phải chịu lực lượng nguyên khí từ lỗ chân lông mãnh liệt phóng xuất ra ngoài.
             cho nên nói võ thuật phân ra ba loại: đả pháp, luyện pháp và biểu diễn.
             lúc luyện phải thông qua bế lỗ chân lông để giữ nguyên khí mà lúc đánh thì đem nguyên khí được giữ bên trong bỗng chốc phóng xuất ra bên ngoài.
            Ám kình trong võ thuật là nguyên khí xuất ra lổ chân lông để đánh người, đó giống như bị điện giật vậy và cũng gióng như bị hàng vạn mũi kim đâm vào. Cao thủ đánh người thường không dùng minh kình mà nhẹ nhàn nhất tay lên tâm lực vừa kích động thì nguyên khí liền lao ra từ lỗ chân lông ngay.
            Có người lúc đánh một vài quyền không thể xuất mồ hôi nhưng gặp phải sự tình cấp bách, vừa kích động một cái thì toàn thân trên dưới đều đổ mồi hôi. Cái cấp bách này chính là Tâm lực.
            Lực lượng của tâm tình thôi động nguyên khí so với vận động của cơ thể  thì mãnh liện hơn nhiều.
            Sở dĩ đạo của dưỡng sinh là tâm cảnh phải bình hòa không được vui quá buồn quá càng không được hấp tấp nóng nảy.
            Cao thủ có thể tự mình khống chế tâm cảnh. Dùng tâm lực để kích thích ám kình phun ra nguyên khí.
            Tâm lực là lực lượng hoạt động huyết dịch của tâm tạng (trái tim). Vì vậy trái tim của võ công cao thủ đặc biệt mạnh khỏe.
            Do vậy trong tư thế của võ công luyện đến cuối cùng lúc thu công đều phải song thủ để tại mi tâm ngang hàng với huyệt thái dương sau đó chầm chậm đè xuống phần bụng.
            Việc đè xuống này đa số danh đường là thông qua điều tiết tâm tình, đem thân thể từ chổ khẩn trương luyện quyền trở về bình thường yên tĩnh lại.
            Thông qua điều tiết tâm tình , sự tăng lên của nguyên khí từ từ trầm giáng xuống, xuống đến khu vực hai thận của phần bụng.
            Trung tâm của ngũ hành là thuộc thủy thận, thủy là chủ về trầm giáng. Huyết dịch ở toàn thân biểu bì trong huyết quản lưu động đều phải thông qua sự trầm giáng của thận để loại giảm bỏ độc tố và tạp chất sau đó thông qua nước tiểu bài xuất ra ngoài làm sạch và bảo trì thân thể từ đầu đến cuối.
            Phần bụng  hợp với đại tiểu trường công năng đều giống như vậy là loại bỏ tạp chất thông qua phân bài xuất ra ngoài.
            Nhưng mà nguyên khí không phải tạp chất, trầm giáng tới khu vực thận và tiểu phúc (bụng dưới) có thể từ từ thẩm thấu vào trong hai khí quan tại nơi này, cải tạo khí quan và tăng cường công năng. Do vậy người luyện võ sức lực của eo bụng và tiểu phúc là mạnh nhất.
            Phía dưới bụng dưới là đan điền, nguyên khí trầm xuống tất cả đều là trầm giáng ở bên trong không hề tiết ra ngoài. Người khi muốn dùng kình, từ chổ tiểu phúc cơ bụng vừa động nguyên khí liền xuất ra ngoài.
            Kinh mạch là hệ thống thần kinh trên biểu bì, là dùng để khống chế mĩ một tất da trên biểu bì.
            Con người tuy rằng có khả năng toàn thân nổi da gà và khi nóng nãy thì toàn thân đổi mồ hôi, nhưng đó là ở một phạm vi lớn (toàn thân thể). Chân chính lúc đả đấu phải mở lổ chân lông trong một phạm vi nhỏ. Ví như con người có lúc vô ý cấp bách trên thân thể không xuất mồ hôi nhưng trong lồng bàn tay lại ướt đẫm mồ hôi, đây chính là trong lúc vô ý làm thông thần kinh trên da tay.
            Có một bộ phận nhỏ những người có khả năng tự mình khống chế chuyển động lổ tai lên xuống nhẹ nhàn. Đây là những người trời sinh đã thông được kinh mạch trên tai.
            Nhưng đây là vô ý mà biết không thể tùy tâm ý của bản thân mà khống chế, mà là trùng hợp là may mắng không dùng được.
            Lúc cao thủ đấu võ phóng thích nguyên khí đều là khống chế trong phạm vi nhỏ cũng là một quyền đánh đến trên thân thể của bạn, quyền đầu tiếp xúc thì trên da thịt liền xuất mồ hôi. Như vậy mới là chân chính chính xác  đạt đến chổ không chế ám kình đến cảnh giới tinh thuần.
            Cả một cái bụng dưới, phần eo vặn một cái bước bộ lên đánh một quyền, quyền đầu xuất mồ hôi mà toàn bộ thân thể đống chặt lại một giọt mồ hôi đều không có. Như vậy mới là đem ám kình luyện đến nên, một điểm cũng không lãn phí.
            Nguyên khí toàn thân tập trung tại một điểm lực lượng mạnh mẽ, đó mới là lớn. Ví dụ như một cái vồi nước, bạn chắn kín một nữa để lộ một nữa thì xung kình của nước tự nhiên sẽ lớn. Nếu như bạn đem ống nước đâm chích đến nổi toàn là những lổ nhỏ, nước từ những lỗ nhõ này bắn ra ngoài thì tất nhiên áp lực sẽ giảm,  xung kình tự nhiên phải nhỏ lại.
            Võ công luyện đến mức tận cùng  có thể khống chế biểu bì toàn thân trên dưới mỗi một thốn mở ra đống lại. Dùng tâm lực phóng thích nguyên khí đánh người hoặc nhấc lên ném. Toàn thân trên dưới thành một chỉnh thể đây mới là chỉnh kình của ám kình luyện đến nơi đến chốn. Cũng là không chế chính xác đến được hóa kình mỗi một phân một phân một hào.
            Cho nên Trình Đình Hoa nói: “luc đánh người tâm cấp bách phải cấp bách ở trên tay”.
            Trong lục hợp, vai và háng hợp , cùi chỏ và đầu gối hợp, tay và chân hợp, tâm và ý hợp, ý và khí hợp, khí và lực hợp.
            Ý niệm của người khi vừa cấp bách liền phải xuất ra mồ hôi, đây chính là ý và khí hợp. Đánh người cấp bách ở trên tay đó là khí và lực hợp.
            Người có khả năng khống chế toàn bộ lổ chân lông trên cơ thể. Đây mới là chỉnh kình. Nội kình còn gọi là chỉnh kình chính là đạo lý này.
            Võ lâm cao thủ một chưởng xuất ra có thể đánh đứt gân thép, đá phiên, đây không phải  nhờ độ cứng của thân thể xác thịt mà là nhờ nguyên khí của ám kình thoáng chốc xuất ra xung kình của lỗ chân lông. Ám kình một khi xung trước thì sẽ phá hủy tổ chức kết cấu của gân thép đá phiến sau đó xuyền đầu thuận theo mà xông tới lại nhẹ nhàn va chạm một cái liền đứt gẫy vỡ nát ngay.
            Không phải do độ cứng của thân thể xác thịt mà có thể so bì với độ cứng của gân thép đá phiến được.
            Bạn giống như một cây gạy đánh tới thân tôi, trong một tích tắc mới tiếp xúc với biểu bì trên cơ thể, lổ chân lông ở bộ vị tiếp xúc đó nới lỏng ra sau đó mãnh liệt trương lên.
            Bắn ra nguyên khí, sau đó lổ chân lông chặt chẻ đống lại, da gà nổi lên, lông tốc đứng dậy, như vậy cũng đủ đẻ hóa giải bất cứ trình độ công kích nào.
            Võ công luyện đến nhất lưu cao thủ, đạt đến tiên thiên cảnh giới không chỉ ngũ tạn cường hóa, eo thận cường hóa, tiểu phúc cường hóa mà còn có thể thông qua tâm lực khống chế mỗi một phần lổ chân lông trên biểu bì đống lại đạt đến cảnh giới cơ thể hô hấp.
            Đạt đến cảnh giới này đó chính là minh kình ám kình đại thành tự nhiên có thể lấy một địch trăm.
            Thứ 3: thông thần
            Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, ăn vụng kim đang toàn thân luyện thành một khối sắt thép hầu như vô địch. Nhưng lại thua ở trong lồng bàn tay của Như Lai. Cuối cùng đến Đại Lôi Âm tự miếu lấy được chân kinh cuối cùng mới thành phật. Đây là tại vì sao?
            Dựa theo đạo lý võ công để giảng, Tôn Ngộ Không là đạt đến cảnh giới tiên thiên da đồng xương thép, kích thích toàn bộ tiềm lực của cơ thể con người, vì vậy có thể bổng chốc nhấc cây Như Ý Kim Cô bổng nặng một vạn ba ngàn năm trăm cân được. Nhưng mà võ công của Tôn Ngộ Không không đạt đến cảnh giới luyện tủy. Công phu đạt đến tiên thiên, nguyên khí bảo hòa đan điền, tích khí đầy đến độ không thể tích được nữa. Lúc này công phu mới có thể thâm nhậm vào trong cốt tủy.
            Cốt tủy là nơi tạo huyết, nếu muốn cải biến cơ thể con người thì phải trui rèn cốt tủy, như vậy mới có thể cuối cùng cải tạo được cơ thể.
            Mà cốt tủy vô luận trui rèn thế nào đều không thể rèn luyện đến được. Chỉ có một phương pháp duy nhất đó chính là thông qua chấn động của âm thanh  để tiếp dẫn.
            Trong nội gia quyền có một thuyết Hổ Báo Lôi Âm , con hổ cùng với con mèo trong cơ thể bao giờ cũng có một cổ âm thanh gừ gừ yi yi vang lên không ngừng, vì vậy mà xương cốt của con hổ đặt biệt lớn mạnh, Hổ cốt Hổ cốt. Là một thứ đồ bổ dướng nhất.
            Lôi từ trên núi phát ra, vạn vật cùng với sấm sét manh nha phát triển trong vũ trụ sinh mệnh được sản sinh ra. Vũ trụ ban đầu không có sinh mệnh,  trên bầu trời lôi điện đan xen sản sinh ra axitamin diễn hóa thành sinh vật đơn bào cuối cùng tiến hóa thành người.
            Sấm rền trên bầu trời xa xôi thâm trường. Hàm ý sâu xa.
            Con người học Hổ Báo Lôi Âm dùng thanh âm chấn động để trui rèn cốt tủy. Đây chính là căn bản cải thạo cơ thể.
            Phật giáo có một bản kinh tên là Tẩy Tủy Kinh đó chính là phương pháp ngày ngày âm độc kinh rèn luyện cốt tủy.
            Cho nên Tôn Ngộ Không cuối cùng phải đến trong “lôi âm” tự thỉnh lấy “tẩy tủy” chân kinh, cuối cùng mới đạt thành phật  làm tổ.
            Tây Du Ký là ví dụ để tu hành. Trong đó đem quyền thuật giảng rất rõ ràng.
            Người tẩy được tủy rồi thì công năng tạo máu cường đại, thể lực thể năng đều tăng trưởng vô cùng, toàn thân cuối cùng cải tạo viên mãn. Như vậy mới có thể đạt đến được thủ đoạn mà phàm nhân không thể tưởng tượng được, vì vậy bạn mới trở thành thần linh.
            Dương Lộ Thiền, Đổng Hải Xuyên, Tôn Lục Đường, Lý Lộ Năng đều đạt đến cảnh giới này.

No comments:

Post a Comment