trang chủ

Apr 18, 2013

THỜI GIAN LUYỆN CÔNG


Thiếu Lâm có ba khoảng thời gian luyện công: luyện công buổi sáng, luyện công buổi trưa (ngọ) và luyện ban đêm. Quyền phổ viết: "luyện buổi sáng, tiết khí dơ, nạp khí mới. Luyện giờ ngọ, thuận nghịch chứa đầy tinh khí, luyện ban đêm vận chuyển khí mà phát sinh tinh nhuệ, búng ngón tay xuyên gỗ như xuyên tấm chiếu."

Luyện buổi sáng:
khí phế thải của quá trình thay cũ đổi mới trong cơ thể trải qua mộ ngày hoạt động, sau một đêm nằm ngủ tất nhiên phải tụ tập trong cơ thể. Cho nên buổi sáng cần luyện tập để thay đổi khí, nạp khí trong lành vào và nhả khí dơ ra ngoài, để điều chỉnh chức năng nội tạng, làm phấn chấn tinh thần, thư giãn gân cốt.

Luyện giờ ngọ:
Cơ thể sau khi trải qua nữa ngày hoạt động và tư duy, rất dể dẫn đến khí huyết nghịch hành, tinh thần tán loạn, mất mức, cho nên luyện vào giờ ngọ để điều khiển khí trở về huyệt, đưa vào trạng thái yên tịnh, thuận chiều. Nhưng luyện vào giờ ngọ không nên quá lâu, thường 15 phút là đủ.

Luyện giờ sao lên:
tức là chờ cho các ngôi sao trên trời hiện ra đầy đủ, là lúc đêm khuya yên tịnh mới bắt đầu luyện công. Người xưa nói: "sáng nạp khí mới, trưa tích chứa khí, đêm thải khí phế thải, khiến cho khí quy về mà thành tinh nhuệ." Tức sáng sớm luyện hít thở (thuật thổ nạp), trưa luyện điều chỉnh khí nghịch trở về thuận, tích chứa sự tinh nhuệ của nữa ngày, đợi sao lên thì luyện công trong cảnh vạn vật trầm lắng, tư tưởng dễ thuần khiết, tâm khí dễ tập trung, mới điều khiển khí mà phát ra được, rất thích hợp để luyện các môn ngạnh công Thiếu Lâm.

Nếu như nắm vững tời gian luyện công một cách hợp lý, có thể tăng hiệu quả lên hơn phân nữa, như trong "Âm Phù Kinh" đã chỉ rõ: "trộm cho được cơ, trời và người kết hợp mà phát động", ý muốn nỏi ằng, trời phát động sát cơ thì tinh thú thay đổi vị trí, đất phát động sát cơ  thì rồng rắn ra khỏi mặt đất, người phát động sát cơ thì trời đất đảo lộn, trời, người hợp lại phát động thì vạn vật định được nền tảng. Từ sát cơ ở đây phải hiểu là "vận động biến hóa". Người và vạn vật của thế giới tự nhiên là một hợp thể không thể tách rời được. Lúc vạn vật của thế giới tự nhiên vận động biến hóa, tức là cái được gọi là trời phát động sát cơ, đất phát động sát cơ vậy. Tư tưởng và sinh lý cơ thể của con người biến đổi theo chúng, chính là cái gọi là "quan thiên chi đạo" (quan sát đạo của trời). Người tập võ, luyện công, tu đạo nếu có thể nắm bắt được thời cơ phát sinh biến hóa của thế giới tự nhiên và sinh lý của cơ thể con người, rồi từ từ tu luyện, có thể gia tăng hiệu quả luyện công. y học của đạo gia và lý luận của đông y điều nhận định rằng, sinh lý của con người biến đổi theo thế giới tự nhiên. Chủ yếu là phản ứng về phương diện quy luật vận hành của khí huyết. Phương pháp nạp tý cho rằng, một ngày 24 giờ, khí huyết chia ra lưu chú mỗi giờ ở 12 kinh lạc như bản sau:

Kinh mạch
Thi thần
Gi
Kinh mạch
Thi thần
Gi
Đảm
23 – 1
 Tâm
Ngọ
11 – 13
Can
Su
1 – 3
Tiểu trường
Mùi
13 – 15
Phế
Dần
3 – 5
Bàng quang
Thân
15 – 17
Đại trường
Mão
5 – 7
Thận
Dậu
17 – 19
Vị
Thìn
7 – 9
Tâm bào
Tuất
19 – 21
Tỳ
Tỵ
9 – 11
Tam tiêu
Hi
21 - 23


Chú ý: do vị trí địa lý khác nhau, nên giờ của mỗi nơi khác nhau, do đó thời gian khí huyết vận hành trong 12 kinh lạc không thể lấy theo một múi giờ nào đó làm tiêu chuẩn được, mà phải lấy thời thần làm chuẩn, tức là lấy theo tiết khí làm chuẩn.

Trong 12 thời thần, thực ra luyện công vào giờ nào là tốt nhất? Vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau. Có người chủ trương luyện trước giờ ngọ, sau giờ tỵ. Có người chủ trương luyện sau giờ tý trước giờ dần. Có người chủ trương luyện trong 6 giờ âm, có người phản đối, nên luyện 6 giờ dương. Có người chủ trương luyện trong 4 giờ tý, ngọ, mão, dậu. Người viết cho rằng luyện vào 4 giờ tý, ngọ, mão, dậu là tốt nhất. Lý do như sau:

Giờ tý là lực nguyên âm, nguyên dương xảo hợp ngưng kết. Trong đó ẩn chứa khí thận thủy, nên gọi là khí tiên thiên, là căn bản của sinh mệnh thân thể con người. Trong thuyết âm dương khí công có nói "giờ tý nhất dương sinh", là chỉ cái khí sinh phát này. Cho nên luyện công vào giờ tý, không những nắm bắt được căn gốc của sinh mệnh mà còn là thời cơ tốt nhất để chân khí của con người "sinh hóa vô cùng". Ngoài ra giờ tý còn là giờ đầu của 6 giờ dương, vốn là âm cực sinh dương, là lúc khí dướng bắt đầu thịnh, giờ này chân khí đang vận chuyển ở kinh đảm, đảm là nơi tướng hỏa ở, cũng là nhất dương, tức là khí thiếu dương phát sinh ở đầu mùa xuân. "nội kinh" viết: "Tất cả 11 tạng phủ đều quyết định ở đảm". Do đó, luyện công ở giờ tý hiệu quả tăng lên phân nữa.

Giờ ngọ thuộc tâm hỏa, khí dương cực thịnh, giờ này chân khí đang vận hành cở kinh tâm. Tâm là thái dương của khí dương, là nơi khí dương tụ tập, dương khí tất nhiên cực thịnh. Nhưng giờ này lấy nhất âm sinh ra làm chủ, dương khí ở thế giáng hạ, nên luyện công vào giờ này tất sẽ giúp cho khí cực âm sinh trưởng, và thu liễm khí cực dương lại, khiến cho khí dương theo khí nhất âm mà tiềm giáng, con người nhờ thế mà không quá cương táo mà vỡ gẫy.

Giờ mão mặt trời mọc, là lúc tứ dương sinh, khí dương vượng thịnh mà thành. Giờ mão chân khí vận hành trong kinh đại trường, đại trường và phế là hổ tương biểu lý, kinh phế chủ về khí, vì thế luyện công vào giờ này là phù hợp cho mầm khí dương trưởng thành mạnh mẽ. Người ta thường nói: "giờ mão khí vượng" chính là đạo lý này.

Giờ dậu mặt trời lắn, là giờ của tứ âm, âm khí trở nên nặng bởi vì âm dương cùng gốc hỗ trợ cho nhau, nên giờ này luyện công hỗ trợ khí nguyên âm cực thịnh, có lợi cho sự tăng trưởng khí âm.

Bây giờ xin trình bày quy cũ của tiền nhân đã tổng kết về thời gian luyện công như sau:

1. Mỗi ngày vào giờ tý lên tọa công, mỗi lần ngồi bao lâu cũng được, lấy thể lực chịu đựng vừa đủ làm giới hạn.
2. mỗi ngày chọn giờ hai khí âm dương giao thoa mà luyện công. Như giờ giao nhau giữa ngày và đêm, giờ giao nhua giữa nữa đêm đầu và nữa đêm sau, giờ giao nhau giữa trước ngọ và sau ngọ, tức là giờ tý, ngọ, mão, dậu.
3. Mỗi ngày chọn giờ mà bạn hưng phấn nhất để luyện công, mỗi lần luyện cho đến khi cảm thấy mệt mỏi thì nghỉ.
4. Mỗi ngày chọn lúc bạn mệt mỏi nhất mà tọa công dưỡng khí, thanh lọc khí.
5. Mỗi tháng chọn 3 ngày: mùng 3, 4, 5 luyện căng nhất.
6. Mỗi năm, vào 3 ngày trước các tiết xuân phân, thu phân, hạ chí, đông chí nên bế môn y theo giờ mà luyện công.
7. Mỗi năm vào các ngày tết như Nguyên đán, Đoan ngọ, Trung thu, nên kiên trì luyện công.
8. Mỗi năm vào ngày 7 tháng 7 âm lịch, 5 tháng 5 âm lịch nên luyện công suốt ngày để thanh lọc khí.
9. Chọn giờ có hiện tượng đặc thù trong cuộc đời bạn mà luyện công.
10. Mỗi lần đến ngày sinh nhật của bạn hay sinh nhật của người thân thì bạn kiên trì luyện công.

Trích: Thiếu Lâm kim cang ngạnh khí công

Apr 17, 2013

HÌNH Ý QUYỀN QUYẾT VI - LƯU ĐIỆN SÂM (ĐAN ĐIỀN LUẬN)



chương 1: Đan điền luận


第一章   丹田论

丹田者,阳元之本,气力之府也。欲精技艺必健丹田,欲健丹田尤必先练技艺,二者固互为因果者也。吾道皆知丹田为要矣,顾先师有口授而少书传,后之学者究难 明其所以然,谨将受之吾师与廿年所体验者略述之。所谓欲精技艺必先健丹田者,盖以丹田亏则气不充,气不充则力不足,彼五拳十二形空有架势,以之为顾法,则 如守者之城池空虚;以之为打法则如战者之兵马嬴弱,故必于临敌挫阵之际,常若有一团气力坚凝于腹脐之间,倏然自腰而背而项直贯于顶,当时眼作先锋以观之, 心作元帅以谋之,钻翻横竖起落随时而应用,龙虎猴马鹰熊变化而咸宜,毫忽之间,胜负立判,此丹田充盈而技艺所以精也。何谓欲健丹田必先练技艺。释之如下: 或曰丹田受之先天,人所固有,自足于内,无待于外,但能善自保养,足矣,何待于练?窃谓不然。凡人不溺于色欲,不丧肾精,保养有方,则元气自充,如是者尤 可延年益寿,然究不能将丹田之气力发之为绝技也。欲发之为绝技必自练始,练之之法一在于聚,一在于运。聚者即八要中所谓舌顶、齿扣、谷道提、三心并诸法 也,又必先去其隔膜,如心肝脾肺肾之五关层层透过,一无阻拦,八要之中所谓五行要顺也。行之既久而后气可全会于丹田。然聚之而不善运,亦未能发为绝 技,必将会于丹田之气力由背骨往上迥住于胸间,充于腹,盈于脏,凝于两肋,冲于脑顶,更兼素日所练之身体异常廉干,手足异常活动,应敌之来而架势即变,应 架势之变而气力随之即到,倏忽之间千变万化,有非语所形容者,此所谓善运用也。总其所以聚之运之者要在平日之勤练技艺,非如求仙者之静坐练丹也。古之精于 艺者以一人而敌无数之人,其丹田之气力不知如何充足。究其所以然之故,无一不自勤习技艺以练丹田始。后之学者即丹田说而善领会之,则可以入武道矣。

Lược dịch:

Đan điền, là gốc của dương nguyên, là phủ của khí lực, muốn tinh thông kỹ nghệ thì phải kiện đan điền, mà muốn kiện đan điền thì trước tiên phải luyện tập kỹ nghệ, hai thứ đó hổ tương cho nhau mà thành luật nhân quả.  Chúng ta điều biết sự quan trọng của đan điền, nhưng các tiên sư chỉ có khẩu truyền mà ít khi viết thành sách truyền lại, những học giả về sau rất khó nghiên cứu cho tường tận, ta cẩn thận đem những gì sư phụ ta và hai mươi năm thể nghiệm ra kể lại sơ lược.
Cái gọi là muốn tinh kỹ nghệ trước tiên phải kiện đan điền, nếu đan điền khuy (mệt) thì khí không sung (đầy đủ), khí không sung thì lực không đủ, làm cho ngũ quyền thập nhị hình không còn ra dáng điệu nữa. Vì vậy mà cố pháp (phòng thủ), thì như thủ thành trống, đả pháp thì như chiến đấu mà binh doanh điều suy nhược, cho nên khi lâm trận thì bị địch áp chế. Thường nếu có một cổ khí lực ngưng tụ kiên cố ở khoang bụng rốn, đột nhiên từ eo tới lưng tới gáy thẳng xuyên tới đỉnh, lúc đó lấy mắt làm tiên phong quan sát, tâm làm nguyên soái bày mưu, xoay chuyển ngang dọc, lên xuống tùy thời mà ứng dụng. Long hổ hầu mã ưng hùng biến hóa mà đều thích hợp, trong phút chóc thắng bại được định. Cho nên đan điền tràn đầy thì kỹ nghệ mới tinh thông.
Như thế nào gọi là muốn kiện đan điền thì trước tiên phải luyện kỹ nghệ. Giải thích như sau: có người nói rằng đan điền thụ tiên thiên, con người vốn có sẵn, tự đầy đủ ở bên trong, không cần nhờ đến bên ngoài, nhưng nếu đã có thể tự bảo dưỡng tốt và đầy đủ vậy thì cần chi phải luyện? Nghĩ rằng điều đó là không thể, con người không chìm đấm vào trong sắc dục, không mất thận tinh, có phương pháp bảo dưỡng thì nguyên khí tự sung, như thế thì tự có thể kéo dài tuổi thọ, nhưng cho dù như vậy cũng không thể đam khí lực của đan điền phát ra thành tuyệt kỹ được. Muốn phát ra thành tuyệt kỹ phải tự luyện mới được, phương pháp luyện là một chổ tụ, một chổ vận. Tụ tức là bát yếu trong trong các phương pháp như, thiệt đỉnh (lưởi đỉnh lên), cắn răng, đề hậu môn (cốc đạo), tam tâm, trước tiên lại phải làm cho ngũ quan tâm can tỳ phế thận tầng tầng xuyên thấu qua sự ngăn cách, một cái cũng không bị ngăn cản, trong bát yếu gọi là “ngũ hành phải thuận” . Thực hành theo như vậy lâu ngày thì sau này khí mới có thể đủ ở ở đan điền.
Có thể tụ mà không giỏi vận thì cũng không thể xuất ra được tuyệt kỹ, phải mang được khí ở đan điền từ xương lưng hướng lên trên thúc vào phần khoảng ngực, sung ở bụng, doanh (đầy đủ) ở tạng, ngưng ở hai sường, xung ở đỉnh não, lại thêm bình thường luyện tập cơ thể nghiêm khắc, tay chân hoạt động dị thường, ứng với địch đến mà tư thế biến hóa, ứng với sự biến hóa của tư thế mà khí lực tùy ý theo mà đến ngay, trong phút chốc thiên biến vạn hóa, ngôn ngữ không thể hình dung nổi, cho nên đó gọi là thiện vận dụng vậy. Vì vậy sự vận dụng tụ là phải thường ngày cần luyện kỹ nghệ, không như cầu tiên lấy tĩnh tọa để luyện đan. Người xưa tinh thông nghệ mà lấy một người địch vô số người, không biết là khí lực của đan điền sung túc đến chừng nào. Nghiêm cứu nguyên cố của nó, không thể không tự luyện tập kỷ nghệ, mà luyện tập lấy đan điền làm gốc. Người học sau này phải lấy “đan điền thuyết” lĩnh hội cho tốt, như vậy mới có thể nhập vào võ đạo được.

Apr 13, 2013

HÌNH Ý QUYỀN QUYẾT VI - LƯU ĐIỆN SÂM



Tổng luận Hình Ý Quyền 总论者形意各项技术之总根底也。夫战争之道往往以白刃相加,只手抗敌为最后之胜利。则武技一门实行军之命脉也。然武技种类甚多,门分派别,各是其是。要言 之大概分为内外两派。外派之长不过练习腰腿灵活,捉拿钩打,封闭闪展,腾挪跳跃诸法,以遇敌制胜而其弊则在于虚招太多,徒炫人耳目,不切于实用。惟内家拳 法,纯本于先天,按阴阳、五行、六合、七疾、八要诸法以成其技,此则总根底,不能不先为培植也。夫人非气血不生,气血充足则精神健旺。若先天气亏后天即须 补救,补救之道在充其气养其血,但培养气血必先聚气于丹田,使丹田气足,然后内运于五脏,外发于四肢,再加以练习之功,血脉贯通,筋骨坚壮,内外如一,手 脚相合,动静有常,进退有法,手不虚发,发则必胜,心不妄动,动则必应。正所谓瘁然见于面,盎于背,施于四肢,随意所适,得心应手以成百战百胜之技者 也。

Lược Dịch:

Nói chung Hình Ý quyền và các loại kĩ thuật khác cũng đều có cái gốc chung. Đạo của chiến tranh thường thường là dùng vũ khí sắc bén để hổ trợ, chỉ tay không chống định đó là cái thắng lợi cuối cùng. Tức võ kĩ là một môn huyết mạch quan trọng trong thực hành quân đội. Nhưng chủng loại của võ kĩ rất nhiều, môn phân phái biệt, tất cả điều đúng điều hay. Nói một cách đại khái thì phân ra thành nội ngoại hai phái. Ngoại phái thì có nhiều lắm đi chăng nữa chẳng qua cũng có các phương pháp luyện eo chân linh hoạt, trốc nã câu đã (bắt, bẻ, mốc, đánh), phong bế thiểm triển (ngăn chặn, tránh, xoay), đằng na khiêu dược (nhảy né, hất cánh), khi gặp địch thì có thể chiến thắng bằng cách lừa dối tức là ở chổ hư chiêu quá nhiều, lừa dối tai mắt của người khác, không thực sự là thực dụng. Duy chỉ có nội gia quyền pháp, nguyên gốc thực sự ở tiên thiên, áp dụng các phương pháp âm dương, ngũ hành, lục hợp, thất tật, bát yếu để hình thành kĩ thuật, vậy thì căn bản chung, trước tiên phải vung trồng. Người không có khí, huyết không thể sinh, khí quyết sung túc thì tinh thần kiện vượng. Nếu tiên thiên khí yếu hậu thiên sẽ tu bổ cứu, đạo của bổ cứu là ở làm mạnh khí để dưỡng huyết, nhưng bổ dưỡng khí huyết trước tiên phải tụ khí đan điền, làm cho khí đầy đan điền, tiếp đó nội vận ở ngũ tạng, ngoại phát ở tứ chi, lại thêm công sức luyện tập, huyết mạch quán thông, gân cốt kiên tráng, nội ngoại như một, tay chân tương hợp, động tĩnh hữu thường, tiến thoái hữu pháp, thủ bất hư phát, phát tất phải thắng, tâm bất vọng động, độc tất phải ứng. Chính vì vậy gọi là gắng sức quan sát ở mặt, sung đầy ở lưng, thi hành ở tứ chi, tùy ý mà thích hợp, đắc tâm ứng thủ trở thành kĩ giả bách chiến bách thắng. 

Trích dịch: Hình Ý Quyền Thuật Quyết Vi