trang chủ

Apr 17, 2013

HÌNH Ý QUYỀN QUYẾT VI - LƯU ĐIỆN SÂM (ĐAN ĐIỀN LUẬN)



chương 1: Đan điền luận


第一章   丹田论

丹田者,阳元之本,气力之府也。欲精技艺必健丹田,欲健丹田尤必先练技艺,二者固互为因果者也。吾道皆知丹田为要矣,顾先师有口授而少书传,后之学者究难 明其所以然,谨将受之吾师与廿年所体验者略述之。所谓欲精技艺必先健丹田者,盖以丹田亏则气不充,气不充则力不足,彼五拳十二形空有架势,以之为顾法,则 如守者之城池空虚;以之为打法则如战者之兵马嬴弱,故必于临敌挫阵之际,常若有一团气力坚凝于腹脐之间,倏然自腰而背而项直贯于顶,当时眼作先锋以观之, 心作元帅以谋之,钻翻横竖起落随时而应用,龙虎猴马鹰熊变化而咸宜,毫忽之间,胜负立判,此丹田充盈而技艺所以精也。何谓欲健丹田必先练技艺。释之如下: 或曰丹田受之先天,人所固有,自足于内,无待于外,但能善自保养,足矣,何待于练?窃谓不然。凡人不溺于色欲,不丧肾精,保养有方,则元气自充,如是者尤 可延年益寿,然究不能将丹田之气力发之为绝技也。欲发之为绝技必自练始,练之之法一在于聚,一在于运。聚者即八要中所谓舌顶、齿扣、谷道提、三心并诸法 也,又必先去其隔膜,如心肝脾肺肾之五关层层透过,一无阻拦,八要之中所谓五行要顺也。行之既久而后气可全会于丹田。然聚之而不善运,亦未能发为绝 技,必将会于丹田之气力由背骨往上迥住于胸间,充于腹,盈于脏,凝于两肋,冲于脑顶,更兼素日所练之身体异常廉干,手足异常活动,应敌之来而架势即变,应 架势之变而气力随之即到,倏忽之间千变万化,有非语所形容者,此所谓善运用也。总其所以聚之运之者要在平日之勤练技艺,非如求仙者之静坐练丹也。古之精于 艺者以一人而敌无数之人,其丹田之气力不知如何充足。究其所以然之故,无一不自勤习技艺以练丹田始。后之学者即丹田说而善领会之,则可以入武道矣。

Lược dịch:

Đan điền, là gốc của dương nguyên, là phủ của khí lực, muốn tinh thông kỹ nghệ thì phải kiện đan điền, mà muốn kiện đan điền thì trước tiên phải luyện tập kỹ nghệ, hai thứ đó hổ tương cho nhau mà thành luật nhân quả.  Chúng ta điều biết sự quan trọng của đan điền, nhưng các tiên sư chỉ có khẩu truyền mà ít khi viết thành sách truyền lại, những học giả về sau rất khó nghiên cứu cho tường tận, ta cẩn thận đem những gì sư phụ ta và hai mươi năm thể nghiệm ra kể lại sơ lược.
Cái gọi là muốn tinh kỹ nghệ trước tiên phải kiện đan điền, nếu đan điền khuy (mệt) thì khí không sung (đầy đủ), khí không sung thì lực không đủ, làm cho ngũ quyền thập nhị hình không còn ra dáng điệu nữa. Vì vậy mà cố pháp (phòng thủ), thì như thủ thành trống, đả pháp thì như chiến đấu mà binh doanh điều suy nhược, cho nên khi lâm trận thì bị địch áp chế. Thường nếu có một cổ khí lực ngưng tụ kiên cố ở khoang bụng rốn, đột nhiên từ eo tới lưng tới gáy thẳng xuyên tới đỉnh, lúc đó lấy mắt làm tiên phong quan sát, tâm làm nguyên soái bày mưu, xoay chuyển ngang dọc, lên xuống tùy thời mà ứng dụng. Long hổ hầu mã ưng hùng biến hóa mà đều thích hợp, trong phút chóc thắng bại được định. Cho nên đan điền tràn đầy thì kỹ nghệ mới tinh thông.
Như thế nào gọi là muốn kiện đan điền thì trước tiên phải luyện kỹ nghệ. Giải thích như sau: có người nói rằng đan điền thụ tiên thiên, con người vốn có sẵn, tự đầy đủ ở bên trong, không cần nhờ đến bên ngoài, nhưng nếu đã có thể tự bảo dưỡng tốt và đầy đủ vậy thì cần chi phải luyện? Nghĩ rằng điều đó là không thể, con người không chìm đấm vào trong sắc dục, không mất thận tinh, có phương pháp bảo dưỡng thì nguyên khí tự sung, như thế thì tự có thể kéo dài tuổi thọ, nhưng cho dù như vậy cũng không thể đam khí lực của đan điền phát ra thành tuyệt kỹ được. Muốn phát ra thành tuyệt kỹ phải tự luyện mới được, phương pháp luyện là một chổ tụ, một chổ vận. Tụ tức là bát yếu trong trong các phương pháp như, thiệt đỉnh (lưởi đỉnh lên), cắn răng, đề hậu môn (cốc đạo), tam tâm, trước tiên lại phải làm cho ngũ quan tâm can tỳ phế thận tầng tầng xuyên thấu qua sự ngăn cách, một cái cũng không bị ngăn cản, trong bát yếu gọi là “ngũ hành phải thuận” . Thực hành theo như vậy lâu ngày thì sau này khí mới có thể đủ ở ở đan điền.
Có thể tụ mà không giỏi vận thì cũng không thể xuất ra được tuyệt kỹ, phải mang được khí ở đan điền từ xương lưng hướng lên trên thúc vào phần khoảng ngực, sung ở bụng, doanh (đầy đủ) ở tạng, ngưng ở hai sường, xung ở đỉnh não, lại thêm bình thường luyện tập cơ thể nghiêm khắc, tay chân hoạt động dị thường, ứng với địch đến mà tư thế biến hóa, ứng với sự biến hóa của tư thế mà khí lực tùy ý theo mà đến ngay, trong phút chốc thiên biến vạn hóa, ngôn ngữ không thể hình dung nổi, cho nên đó gọi là thiện vận dụng vậy. Vì vậy sự vận dụng tụ là phải thường ngày cần luyện kỹ nghệ, không như cầu tiên lấy tĩnh tọa để luyện đan. Người xưa tinh thông nghệ mà lấy một người địch vô số người, không biết là khí lực của đan điền sung túc đến chừng nào. Nghiêm cứu nguyên cố của nó, không thể không tự luyện tập kỷ nghệ, mà luyện tập lấy đan điền làm gốc. Người học sau này phải lấy “đan điền thuyết” lĩnh hội cho tốt, như vậy mới có thể nhập vào võ đạo được.

No comments:

Post a Comment