trang chủ

Jul 6, 2012

CƠ SỞ TÂM LÝ CỦA VIỆC GIẢNG DẠY CÁC BÀI TẬP THỂ CHẤT

Bài này do mình sưu tâm được trong quá trình học, bài này có thể được sử dụng để tăng thêm hiệu quả trong việc đào tạo vận động viên nói chung và võ sinh nói riêng.

1. Khái niệm chung về quá trình giảng dạy trong thể thao

Giảng dạy các bài tập thể chất: đó là quá trình sư phạm nhằm truyền thụ cho học sinh các kiến thức và kỹ năng cần thiết để tiếp thu các bài tập ấy. Trong quá trình giảng dạy, ở học sinh cũng hình thành những năng lực nhất định mà thiếu chúng thì không thể thực hiện thành công các bài tập thể chất.

tập luyện - đó là quá trình hoàn thiện ở một môn thể thao được chọn lựa nhằm đạt trình độ nghệ thuật thể thao cao. Trong quá trình tập luyện bao gồm một hệ thống các bài tập để nâng cao trình độ chuẩn bị về thể chất, kỹ thuật và tâm lý của vận động viên.

Khác với việc truyền thụ và tiếp thu các kiến thức lý luận, việc giảng dạy các bài tập thể chất luôn luôn gắn với hoạt động cơ bấp, kết quả của việc giảng dạy phụ thuộc vào chổ là nhà sư phạm biết giảng dạy các động tác tương ứng thế nào cho học sinh và biết phát triển ở các em những năng lực thể chất như sức mạnh, sức bền, sức nhanh và tính khéo léo của các động tác.

Đồng thời, cũng như bất kỳ việc giảng dạy nào khác, việc giản dạy các bài tập thể chất mang tính chất giáo dục, gây tác động đến sự hình thành các phẩm chất đạo đức và ý chí của học sinh - tính sáng kiến. Tính kiên quyết, sức mạnh ý chí, tính kỷ luật, tình cảm hữu nghị, đồng chí, chủ nghĩa tập thể, tinh thần yêu nước. Việc giảng dạy và tập luyện thể thao chỉ mang ý nghĩa giáo dục khi chúng được tiến hành thống nhất với việc giáo dục chính trị - tư tưởng.

Cần phải coi việc giảng dạy và tập luyện thể thao như một quá trình thống nhất và liên tục nhằm tăng cường sức khỏe, hình thành các kỹ xảo vận động và giáo dục các phẩm chât đạo đức và ý chí của vận động viên. Đồng thời, việc giảng dạy và tập luyện không phải trùng lập nhau về nhiệm vụ và phương pháp.

Nhiệm vụ của việc giảng dạy là giúp tiếp thu các cách thức thực hiện đúng bài tập thể chất, và việc đó có khi đòi hỏi phải phá vỡ các chách thức đã được cũng cố thành thói quen. Nhiệm vụ của việc tập luyện là giúp cho vận động viên tiếp thu được đến mức hoàn thiện được kỹ thuật và chiến thuật của môn thể thao được chọn lựa, tạo được sự phát triển thể lực toàn diện và giáo dục những phẩm chất đạo đức và ý chí cần thiết và nhờ đó đảm bảo đạt thành tích thể thao cao nhất.

Trong quá trình giảng dạy, điều chủ yếu là tiếp tu các tri thức, nắm vững các kỹ năng và kỹ xảo vận động tương ứng, trong lúc đó tập luyện là quá trình tiếp tục hoàn thiện các thứ đó. Việc tập luyện được bắt đầu khi một yếu lĩnh mới đã được tiếp thu, khi vận động viên đã có được khái  niệm đúng về động tác và đã có thể thực hiện đúng động tác đó, cho dù còn chưa hoàn thiện.

2. Các đặc điểm tâm lý của các bài tập thể chất.

Vai trò của các biểu tượng vận động cơ khi giảng dạy động tác
Khi giảng dạy các bài tập thể chất, những tri thức về hình dáng biểu tượng vận động là rát quan trọng: nếu không nắm được các tri thức đó học sinh sẽ không thể thực hiện được ngay cả một cử động đơn giản nhất, thí dụ như quay người sang phải. trong kỹ thuật các bài tập thể chất (nhu nhẩy cao theo một kiểu nào đó, ném lao, nhẩy từ trên dụng cụ thể dục xuống, chuyền bóng, vv...) chứa đựng rất nhiều những cử động có cấu trúc phức tạp và chúng chỉ có thể được nghiên cứu và thực hiện khi đã có biểu tượng rành mạch, đầy đủ và đúng đắn về cách thực hiện.

Các biểu tượng vận động cơ cần phải phản ánh trong đầu óc học sinh hình dáng động tác, phương hướng, biên độ, tốc độ, sự phối hợp với các động tác khác, tuần tự thực hiện các động tác đó, nhiệp độ, nhiệp điệu và các đoạc điểm thể lực, không gian và thời gian khác.


Mối liên hệ của các biểu tượng vận động cơ và thị giác. Biểu tượng về động tác bao giờ cũng rất phưc tạp: nó bao gồm các yếu tốt thị giác và vận động thống nhất với nhau. Do kết quả thực tiễn lâu dài nên các hình ảnh thị giác nhất định về động tác liên kết với các biểu tượng vận động cơ nhất định. Mối liên quan đó đã trở nên vững chắc đến mức chỉ cần xuất hiện trong ý thức con người một biểu tượng thị giác thì lập tức biểu tuowngj đó đã đủ sức kéo theo những luồn xung động vận động cơ bình thường. Đó là nguyên nhân của việc thị phạm một động tác không phải bao giờ cũng gây nên và gây gay lập tức ở học sinh khả năng thực hiện đúng động tác đó. Khi thị phạm động tác, các hình ảnh thị giác của nó nảy sinh ở học sinh bình thường là không chính xác, thường được thay thế bằng những hình ảnh ghi nhớ láng máng từ thực tế trước kia những đã được gắn chặt với những xung động vận động quen thuộc xưa kia và vì thees gây nên ở học sinh không phải là những xung động vận động tương ứng với các động tác mới (vừa được thị phạm), mà là những cung động gắn với các biểu tượng vận động đã quen thuộc. kết quả là học sinh khi làm thử độngt ác mới đã lặp lại động tác mà mình đã quen làm.

Sự phụ thuộc của độ chính xác tri giác động tác vào kinh nghiệm vận động. Khi học sinh chưa quen một động tác cần học thì em đó sẽ rất khó nhìn thấy những yếu tốt quan trọng nhất của động tác sắp phải tập khi xem thị phạm. muốn khắc phục được điều này thì cần phải cho thực hiện sơ bộ động tác đó, cho "cảm giác thấy" về động tác đó qua các cảm xúc vận động cơ.

Để thực hiện đúng độngt ác mới, học sinh phải biết thống nhất hình ảnh thị giác vừa thu được về động tác không phải với các xung động vận động quen thuộc, mà là với các xung động tương ứng với động tác cần làm.

Nhiệm vụ của thầy giáo là giúp học sinh thống nhất hình ảnh thị giác của động tác mới với các biểu tượng vận động đúng đắn. Thông thường để làm việc đó chỉ cần tiến hành chỉ dẫn đơn giản nhưng chính xác là đủ. Song, trong những trường hợp riêng lẻ, cần phải có sự giúp đỡ tích cực: giúp cho học sinh thực hiện động tác với đà nhất định sau khi cầm tay học sinh đó và đưa tay đó đến một giới hạn cần thiết, bằng cachs đó tạo cho học sinh khả năng nhận thức, "cảm giác thấy" chính động tác mà mình cần phải thực hiện.

3. Hoàn thiện các biểu tượng vận động

Để tạo được các biểu tượng vận động thì cần phải chính xác hỏa chúng ngay trong quá trình thực hieenjc ác bài tập thể chất trong lúc tách các bài tập đó ra thành các yếu lĩnh riêng lẻ. Điều đó có thể đạt được nhờ dùng lời giải thích động tác và kèm theo có thực hiện động tác. Ở đay người ta sử dụng các thủ thuật bổ trợ sau đây:

1- thực hiện chậm các động tác: Thí dụ, khi ném đĩa, điều có ý nghĩa rát quan trọng là phối hợp đúng đắn các động tác. Đề hình thành được các sự phối hợp đó, vận động viên phải dựa vào những cảm giác cơ rõ ràng về các động tác. lúc đầu vậ động viên thực hiện các động tác đó thật chậm và cố cảm nhận cho được một cách chi tiết các căng thẳng cơ bấp vào thời điểm ném để có thể hình dung chính xác hơn các động tác đó. Việc thực hiện bài tập chậm lại như vậy sẽ cho phép học sinh tập trung chú ý vào từng chi tiết của động tác.

2 - Sử dụng các dụng cụ có trọng lượng khác nhau: nếu vận động viên trong quá trình làm quen với động tác, lúc nào cũng tập luyện với chỉ một dụng cụ thì khó có thể xác định được các cảm giác cơ riêng lẻ. Còn khi vận động viên thử thực hiện cũng chính động tác ấy nhưng với dụng cụ nhẹ hơn hoặc nặng hơn một ít thì lập tức cảm thấy sự thay đổi độ căng thẳng cơ bấp và điều đó giúp cho vận động viên tập trung chú ý hơn đến những yếu tốt vận động cơ của bài tập và tạo khả năng định hướng tốt hơn trong các yếu tốt đó.

3- Thực hiện có phân biệt các động tác cần học: trong quá trình tập luyện vận động viên có thể phát triển cho mình khả năng chủ động co hay thả lỏng các cơ mà thông thường không có cảm giác tách biệt nhau được. Việc thực hiện có phân biệt các yếu lĩnh riêng lẻ của bài tập có thể giúp làm điều đó. Thí dụ, khi học một kiểu bơi nào đó, lúc đầu vận động viên dựa vào biểu tượng chung về cả bài tập mà còn chưa phân chia ra các chi tiết (biểu tượng chung đó là điểm xuất phát để phan chia tiếp theo đối với động tác). Sau đó, vận động viên bắt đầu thực hiện có phân biệt các yếu lĩnh riêng lẻ của bài tập, thí dụ, các động tác tay và chân: khi tách động tác tay ra thì chỉ nghĩ về tay và quên đi rằng lúc ấy chân đang hoạt động.
 

4- Phản ánh bằng kích thích tín hiệu thứ nhất vào hệ thống tín hiệu thứ hai: các cảm giác vạn động cơ được tách riêng và sự tri giác cơ về toàn bộ bài tập nói chung, tất nhiên là những cảm giác, tri giác thuộc tín hiệu thứ nhất, tức là chúng được tạo nên trong nững hình thức hoạt động "sống" cụ thể. Các biểu tượng tương ứng chỉ có thể là rõ ràng khi chúng được hợp nhát với các ký hiệu bằng lời.Nếu việc thực hiện bài tập không kèm theo ký hiệu bằng lời về các yếu lĩnh riêng lẻ của nó thì vận động viên sẽ không nhận được tri giác chính xác về động tác. nếu vận động viên không thể kể chi tiết và đúng đắn về các động tác của mình thì có nghĩa là vận động viên đó chưa có biểu tượng rõ ràng về các động tác ấy: chưa làm được việc chính xác hóa riêng đối với các bieur tượng vận động cơ tương ứng của mình.

5- Sử dụng thuật ngữ chính xác: sự giải thích bằng lời chỉ đạt được mục đích khi gây được ở học sinh các biểu tượng chính xác về cấu trúc chung cũng như về các yếu lĩnh riêng lẻ của động tác. Điều đó chỉ có thể đạt được với điều kiện là mỗi yếu lĩnh của động tác điều được gọi bằng một thuạt ngữ nhất định. Mỗi một thuật ngữ cần phải được giải thích trước cho học sinh và phải gắn liền bằng một cách nhất định với tri giác và biểu tượng. Việc giải thích cùng một yếu lĩnh động tác bằng những ký hiệu khắc nhau, thường là bằng những thuật ngữ tùy tiện nào đó, thì sẽ gây khó khăn cho việc hiểu các động tác.

Việc khó hình thành những biểu tượng vận động cơ chính xác khi nghiên cứu động tác một phần đáng kể là do thiếu thuật ngữ thể thao. trong một số môn thể thao, hiện nay còn chưa có đủ số lượng thuật ngữ để chỉ tất cả các yếu lĩnh động tác quan trọng nhát, còn chưa có đủ độ chính xác và độ phân biệt cần thiết, chúng thường chỉ mang tính chất rất chung chung.


Trích trong sách: Tâm Lý Học, P.A. Ruđich, NXB thể dục thể thao Hà Nội, 1986.
Đánh máy: Lâm Lai Hưng

No comments:

Post a Comment