trang chủ

Nov 19, 2012

(P2) HỌC CHIÊU THỨC VÕ THUẬT


Các chiêu thức có các độ khó và độ dài khác nhau. Trong hầu hết các môn phái, thứ tự học và dạy các chiêu thức hầu như là tiêu chuẩn có tính cố định qua các thế hệ truyền dạy. Những người mới bắt đầu học những chiêu thức ngắn và đơn giản, dần dần sẽ học các chiêu thức dài hơn và thách thức hơn. Mạc dù như vậy, cũng như với môn nghệ thuật khác như nhạc, khiêu vũ, các cao đồ có thể thấy chiêu thức đơn giản cũng là một thách thức khi họ hiểu sâu sắc hơn và kỹ năng của họ đã phát triển cũng như hiểu biết của họ đã được đào sâu hơn.



Người mới bắt đầu có thể được học những chiêu thức ngay từ những ngày đầu, mặc dù, tất nhiên, còn tùy môn phái, tùy trường, tùy sư phụ, cũng như tùy khả năng của môn sinh. Lúc đầu môn sinh sẽ được học những chiêu thức đơn giản có ít động tác và kỹ thuật ít phức tạp. Ở giai đoạn này, các môn sinh sinh không chỉ học những động tác cá nhân mà còn cố gắng làm quen với tên gọi của chúng (như mã tấn, đấm chặn, đá, đẩy…). Học tên của chiêu thức thực sự rất quan trọng ở giai đoạn này, và cần quan tâm đến mối liên hệ của tên gọi với động tác. Học những tên này sẽ giúp học các chiêu thức phức tạp được dễ dàng hơn, giống như bạn đã tự đặt một cái tên ở trong tâm trí của mình cho một động tác cần phải nhớ. Ngoài ra, khi sự phụ sửa cho bạn, bạn cũng sẽ biết ông ấy đang nói về cái gì. Đối với các võ sư, tên của các động tác và chiêu thức là một điều tự nhiên, có thể họ đang cố gắng giúp bạn và sửa lại cho bạn bằng cách gọi tên những động tác đó. Khi bạn đã có thể hiểu và đáp ứng ngay lập tức thì mọi thứ sẽ suôn sẽ hơn.
Trong khi học những chiêu thức mới có một vài lưu ý cho các bạn như sau:
1.      Ghi nhớ chiêu thức: Bước đầu tiên là phải ghi nhớ thự tự của các động tác. Chỉ cần học thứ tự này. Bạn phải tập từ đầu đến cuối không ngừng giữa chừng. Hãy luyện tập cho đến khi nào thứ tự này trở thành tự động.
2.      Giữ thăng bằng tốt và hài hòa, chú ý sự kết hợp và thời gian: một khi bạn đã biết được thứ tự, hãy cố gắng luyện giữ thăng bằng và sự hài hòa. Lúc nào chân cũng phải vững vàng, bất kể có giữ trọng tâm hay không. Bạn cần cảm thấy vững vàng, trong khi đầu, xương sống và thân dưới trên cùng đường thẳng. Nếu có gương, hãy dùng gương để chỉnh lại tư thế của mình. Thường xuyên dừng lại giữa chiêu thức để kiểm tra – xương sống có thẳng không? Vai có buông lỏng không? Chân có chạm đất không? Nên lưu ý đến tay và chân có tương quan với nhau. Cái nào di chuyển trước? chúng có di chuyển cùng lúc hay không ? thời gian và sự kết hợp một phần là kết quả của việc ứng dụng mà bạn sẽ tập trung luyện ở giai đoạn kế tiếp.
3.      Học cách ứng dụng: Sau khi ghi nhớ chiêu thức, đứng tấn vững, giữ thân người và các chi đúng tư thế, tiếp theo bạn cần phải hiểu được ý nghĩa của các động tác trong khi có đối thủ tưởng tượng trước mặt. Phần này gọi là “ứng dụng”. Hiểu được ứng dụng sẽ cho phép bạn điều chỉnh kết hợp tay chân, và bạn sẽ có thể di chuyển một cách thông minh hơn – nghĩa là thực hiện chiêu thức như thể bạn đang thực sự đánh, tấn công hay khóa đối phương. Chiêu thức mà bạn thực hiện vì thế có ý nghĩa hơn cũng như duyên dáng và đầy kình lực. Thường thì sự phụ sẽ biểu diễn các ứng dụng của mỗi động tác của một chiêu thức với các sư phụ khác hay với các môn sinh khác. Hãy chú ý kết hợp tay và chân. Cái nào di chuyển trước? có di chuyển cùng lúc hay không? Nói chung, chân bao giờ cũng di chuyển trước tay. Người học võ có câu: “bộ đáo thủ bất đáo, đả nhân đả bất đảo. Thủ đáo bộ bất đáo, đả nhân như bạt thảo” (nếu chân đến mà tay không đến, đánh người người không ngã. Nếu tay đến chân không đến, đánh người như quét qua ngọn cỏ). Cách duy nhất học kết hợp chân tay là qua quan sát. Bạn phải tập trung đặc biết để phát triển được sự hiểu biết thể chát về cách cảm nhận và thực hiện trôi chảy những động tác khi bạn thực hiện chiêu thức.
Sau khi xem thầy hướng dẫn, hãy tìm người cùng tập và bắt đầu tự tập luyện. Hãy cố gắng cảm nhận “chặn”, “tấn công bằng khủy tay”, hay “tấn công vào bụng” thực sự là như thế nào trong khi luyện theo cập và khi nhận phải những đòn tấn công đó thì ra sao. Một khi bạn có thể mường tượng được các độngt ác của chiêu thức trong khi phản ứng lại đòn tấn công của đối phương – chặn đòn tấn công, đấm vào nơi sơ hở, tiến lên trước tấn công hay lùi lại tránh một cú đá – thì sự kết hợp tay chân sẽ trở thành tự nhiên, và bán sẽ có thêm những hiểu biết bên ngoài về ý nghĩa của những việc đang làm.
4.      Luyện chuyển động tác một cách trôi chảy: Tiếp theo, hãy tập trung vào sự trôi chảy. Bạn đã học kỹ và thực hiện từng động tác một cách thành thục và chính xác, đã hiểu được mục đích và sự kết hợp của chúng, bay giờ hãy nối các động tác đó lại cho thành một khối và duyên dáng sao cho toàn bộ chiêu thức đó diễn ra trôi chảy từ đầu đến cuối. Khi đã trôi chảy sẽ có kết hợp của tình cảm và năng lượng. Khi một động tác liên tiếp động tác khác một cách tự nhiên thì chúng bổ trợ cho nhau và có thẻ truyền được kình lực tối đa khi ứng dụng. Đồng thời, đừng quên những bài học trước: tấn luôn vững như cắm rễ vào đất. Đừng vội vàng thực hiện động tác hay cắt bớt các động tác. Hãy kết thúc động tác này trước khi bắt đầu động tác kế tiếp. Nhớ kết hợp tay và chân. Nhưng bây giờ hãy nối kết các động tác theo thứ tự trôi chảy. Hãy làm sao cho hầu như không còn nhận ra khoảng cách giữa các động tác. Để dạy chiêu thức, các sư phụ đã phải chia ra thành những bước nhỏ, bây giờ hay xóa đi những bước ngăn cách này và làm cho chiêu thức trở nên liên tục.
5.      Phát triển kình lực và tốc độ: Cuối cùng – khi đã nắm vững tất cả những bước trên, bạn hãy chú ý kình lực và tốc độ. Khi bạn đã có thể thực hiện chiêu thức một cách chính xác, tự nhiên mà trôi chảy, bạn cũng sẽ có thể làm nhanh chóng với một chút nổ lực mà thôi. Luôn ý thức về ứng dụng, tập trung sự chú ý và ý định của mình để chuyển năng lượng thông qua động tác như dự tính.
Trong tiếng hoa phân bố năng lượng được miêu tả như sau: kỳ căn tại cước, phát vu thoái, chủ tể vu yêu, hình vu thủ chỉ (bàn chân là gốc, chân là nguồn của lực, eo là nơi phát lực, lực hiên ra ở ngón tay)
Hơn thế nữa sự tập trung của năng lượng được lấy ra từ “lục hợp và tam phân”. Lục hợp là sự hòa hợp của các khớp tương ứng: cổ tay và mắt cá chân, đầu gối và khủy tay, vai và hông. Tam Phân tương ứng với 3 khớp điểu khiển quá trình vận chuyển kình lực ở thân trên và thân dưới như sau: kình lực từ vai chuyển qua khủy tay và đẩy ra ở nắm tây, kình lực từ hông chuyển qua đầu gối và đẩy ra ở châ. Chân tạo thế vững, eo duy trì kiểm soát, sự kết hợp hài hòa bảo đảm đẩy toàn bộ kình lực trúng đích.
Vì đây được coi là một lý thuyết khá cao cấp, những người mới bắt đầu chỉ cần lướt qua. Hiểu được cấu trúc của cơ thể cũng là một phần của tập luyện.
        
TẬP LUYỆN
            Qua tất cả những điều trên, một thông điệp duy nhất chúng tôi muốn chuyển đến các bạn là nhấn mạnh tầm quan trọng của tập luyện đối với bất cứ giai đoạn nào. Hãy ôn lại và hãy tập lại. Khi bạn nghĩ không bao giờ hiểu được chiêu thức thì hãy tiếp tục tập luyện. Hãy ôn lại và tập luyện lại. Sự phát triển có tính chu kỳ. Khi bạn nghĩ rằng bạn đã hiểu nó đến mức không thể nào tiến bộ được nữa thì hãy cứ tiếp tục tập luyện, ôn lại và tập lại. Càng tập bạn sẽ càng thấy quen thuộc, càng nhạy cảm và càng cảnh giác hơn. Lúc đó mới chắc chắn thành công.
Trích trong: Paul Eng, Tự học Kungfu căn bản, NXB Tổng Hợp TP.HCM, 2005

No comments:

Post a Comment