trang chủ

Mar 16, 2012

NGUỒN GỐC VÕ HỌC - HỒ LÊ NGUYÊN KHÔI


I.Thời điểm và nguyên nhân võ thuật sơ khai xuất hiện trên trái đất.
Từ xưa, khi các sinh vật bắt đầu xuất hiện trên trái đất, sự tồn tại và phát triển là 2 điều thiết yếu đối với chúng. Thông qua việc sinh trưởng và phát triển của động vật nói chung, con người nói riêng, các bản năng tự nhiên như tự vệ và tấn công đã có trong cơ thể của chúng để bảo tồn sự sống.
Từ lý do trên, trong các loài khác nhau đã hình thành các hình thức hay các kiểu tấn công, tự vệ khác nhau. Với các động vật có cơ thể phát triển to lớn (hổ, báo, gấu…) lối tấn công và phòng thủ thường là các động tác mạnh bạo nhgư chụp bắt, cấu xé, cắn… Với những động vật cấp trung (rắn, hạc, khí…) cũng có lối tự vệ riêng. Lối tự vệ đó phù hợp với thể trạng của chúng, giúp cho chúng tự bảo vệ và săn mồi dể dàng. Còn các động vật nhỏ bé (kiến, dế, bọ ngựa…) lại có lối phòng vệ đặc trưng phù hợp với cơ thể có cấu tạo nhỏ bé của chúng.
            Đối với con người:
Con người là sinh vật có bộ óc phát triển cao nhất. Do đó lối tự vệ và tấn công của con người được tổng hợp cao cấp hơn các động vật khác.
Lúc mới được hình thành, con người đã phải chống lại thú dữ để bảo tồn nồi giống. Lúc đó khả năng phòng thủ đã tự xuất hiện. Do sự sống và sự phát triển nòi giống, con người bắt đầu biết tìm kiếm thức ăn và săn mồi để ăn.
Từ đó các kỹ thuật tấn công bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, đó chỉ là những kỹ thuật sơ khai chưa có ý nghĩa sâu xa, chưa có hệ thống rõ ràng nên đó là “võ” nhưng chữ “thuật” chưa được dùng tới.
Khi xã hội loài người hình thành và bước sang giai đoạn chiếm hữu (gồm chiếm hữu nô lệ, chiếm hữu ruộng đất…). Sự tấn công và phòng vệ được chú ý phát triển ở tất cả mọi lãnh thổ, mọi đất nước trên trái đất. “Võ” trỡ thành một công cụ quan trọng cho kẻ mạnh mở mang lãnh thổ và thu thập của cải. Nhưng thời điểm đó “công cụ” được đạt lên hàng đầu của xã hội tức là “lực” (sức lực) tức là khả năng về sức mạnh của mỗi cá nhân. Người nào có “thể lực” càng mạnh, “quyền lực” trong tay càng vững vàng, sẽ được mọi người kính nể.
Tuy nhiên, thời điểm đó các lối giao tranh chưa thể gọi là “võ thuật” được. Các lối đánh đó chỉ là đòn đơn, chủ yếu dùng sức mạnh nhiều hơn. Cụ thể trong văn học Tây âu, văn học Hy Lạp cổ đại luôn đề cao các nhân vật lực sĩ, võ sĩ… Ở châu Á sức khỏe và tài năng các Vua, chúa thống trị thường được nhắc tới. Mà ông bà ta lại có câu:
            “Lực bất như quyền”.
Điều này chứng tỏ ở đây chỉ có lối đánh sơ khai dùng “lực” chứ chưa phát triển cao thành bài bản (quyền pháp) một cách rõ ràng. Nghĩa là lối đánh này chưa hay, không kết được bộ óc vào, chưa có nghệ thuật.
Nhưng phần trên cũng chứng tỏ cho chúng ta thấy võ thuật đã tự xâm nhập vào tất cả các loài vật nói chung và con người nói riêng.
II. Các chuyển biến và sự hình thành “võ thuật” Đông Phương.
Trong phần này chữ “võ thuật” bắt đầu được dùng để chỉ rõ mộ môn học thuật hay nghệ thuật chiến đấu mới xuất hiện.
Như phần một đã nêu, ở Đông Phương và các nơi khác trên trái đất, các hình thức tự vệ, tấn công xuất hiện cùng lúc. Tuy nhiên nó chưa phát triển thành một môn học thuật rõ ràng. Sau khi xã hội phân chia giai cấp việc tranh giành lãnh thổ, nô lệ diễn ra gay gắt. Một số lãnh chúa cố gắng tìm ra những lối tấn công hay phòng vệ hay nhất, ngõ hầu bảo vệ những gì họ đang có và xâm chiếm các thứ khác. Quốc gia tìm ra phương pháp đó sớm nhất là Ấn Độ.
Cách đây 5000 năm tại nước Thiên Trúc (Ấn Độ), một vị hoàng tử, vì muốn bảo tồn địa vị của mình, đã ra công tìm hiểu sâu về nghệ thuật đánh đỡ đó. Ông đã quan sát lối đánh đỡ, giao tranh giữa các loài thú. Nhờ sự quan sát cùng với trí thông minh sẵn có, ông đã chế tác ra nhiều chiêu thức chiến đấu dùng cho con người. Ông cũng nhân thấy rằng tất cả các loài thú đều có những nhược điểm triên cơ thể của chúng; khi ta tấn công vào những chỗ đó chúng sẽ bị tiêu diệt một cách dễ dàng. Như rắn, điểm yếu nhất là đàu và xương sống. Hổ, báo, voi… thì điểm yếu lại là cổ, mi tâm, nhĩ trung… Chính sự phát hiện đó giúp ông liên tưởng đến việc tìm ra các điểm nhược trên cơ thể con người. Các điểm đó sẽ giúp các đòn tấn công đạt kết quả nhanh nhất và hiệu quả cao nhất. Ông đã dùng chính thân thể của các nô lệ của ông để làm thí nghiệm. Một thời gian sau ông đã thành công, tìm ra nhiều nhược điểm trên cơ thể con người mà sau này được gọi là huyệt đạo.
Những gì đã nghiêm cứu được, ông truyền lại cho các thế hệ sau. Từ đó hình thành một môn học thuật mới đó là “võ thật”. Có thể coi “võ thuật” là một môn học, vì nó chỉ ra các hình thức tấn công, các vị trí tấn công rõ ràng, chính xác. Nó giúp cho người yếu có thể chống lại kẻ mạnh, người ít lực chống lại người có sức lực mà người có sức đó không có sự hiểu biết nào về “quyền pháp”.
2500 năm sau, một vị thái tử là Tất Đạt Đa dựa vào đạo bà la môn sáng lập đạo giáo mới là Phật giáo (vị thái tử đó là phật tổ Như Lai mà trên thế giới ai cũng biết). Từ đó võ thuật được đưa vào đạo giáo.
Sau khi phát triển mạnh tại Thiên Trúc, các thế hệ sau tìm cách truyền bá Phật giáo rộng rãi. Các vị sứ giả của phật giáo ra đi các nơi để truyền đạo. Do đường đi gian khổ lại có nhiều thú dữ, các đại sư đã họp lại sáng chế ra một loại “quyền thuật” rõ rệt. Loại “quyền thuật” đó có phương pháp, có bài bản. Khi luyện tập thành công các sứ giả có được bản lĩnh phi thường để phòng thân, vượt khó trong quá trình truyền bá đạo giáo.
Cùng với việc truyền đạo, các nhà sư cũng truyền bá thêm môn học về võ thuật cao thâm cho mọi người. Từ đó “quyền thuật” bắt đàu hình thành có phương pháp, có bài bản rõ ràng, cụ thể.
Cũng chính do việc truyền đạ mà 1000 năm sau một nhân vật ở Thiên Trúc đã gây chấn động và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển võ học Trung Hoa, đó chính là Bồ Đề Đạt ma – vị tổ sư đời thứ 28 của Phật giáo.
III. BoDhi Dhama (Bồ Đề Đạt Ma) với sự hệ thống hóa nền võ học trung hoa
1.                  Đạt Ma tổ sư:
Theo sử sách gi lại, tổ sư Đạt Ma tên thật là Bồ Đề Đa La. Người là con trai thứ 3 của vua Chi Vương thuộc dòng Sát Đế Ly nước Quốc Hương thuộc vùng Nam Thiên Trúc (Ấn Độ).
Trong thời kỳ còn là một thái tử, tổ sư Đa La là một người thông minh tuyệt đỉnh. Tổ sư đã học tinh thông 10 môn võ được lưu truyền tại Thiên Trúc thời bấy giờ. Tổ sư học môn nào cũng tìm hiểu kỹ lưỡng tường tận.
Sau đó tổ sư rời bỏ tước vị đi tu theo Phật giáo. Tổ sư được thừa truyền tâm ấn giác ngộ đắc pháp với ngài Bát Nhã Đa La. Ngài Bát Nhã Đa La (Prajna tara) là vị tổ sư đời thứ 27 của phật giáo. Sau khi giải thích được chữ “Tâm” Bồ Đề Đa La được ngài Bát Nhã Đa La đổ tên là Bồ Đề Đạt Ma.
Khi đạt thành chánh quả, theo những người đi trước, tổ sư Đạt Ma muốn truyền bá Phật giáo khắp nơi. Vào ngày 21-7-518 (sau công nguyên) tổ sư đã vượt biển đến Nam Hải tìm đường sang Trung Hoa.
Sau 9 năm liền lên đênh trên biển với bao sống gió hãi hùng, ngày1-10-527 (sau công nguyên) tổ sử đến được tỉnh Quảng Châu thuộc Trung Hoa ( lúc bấy giờ là đời nhà đường), tổ sư được quan đầu tỉnh Quảng Châu tiếp đón.
Vua nhà đường là Lương Võ Đế hay tin liền cho mời tổ sư về kinh đô ở Kim Lăng để tiếp kiến. Sau một thời gian thuyết pháp tài hoàng cung, tổ sư nhận thấy vua Lương Võ Đế và tất cả truyều thần là những người rất ngoan đạo. Tuy nhiên, họ không hữu duyên để hiểu hết sự tinh túy và chiều sâu của đạo giáo. Do đó tổ sư đã giã từ vua Lương Võ Đế tiếp tục lên đường truyền đạo. Người dùng công phu lướt trên một công cỏ vược sông Giang Tử đi về phía Giang Bắc, tới thành Lạc Dương. Đến núi Thiếu Thât tổ sư tìm được một ngôi chùa cổ tên là Thiếu Lâm. Tổ sư đã trú ngụ và tu luyện tại đó.
Trong thời gian đầu, tổ sư ngồi quay mặt vô vách đá tham thiền nhập định suốt 9 năm liên tục. Sau 9 năm tọa thiền diện bích, tổ sư bắt đầu thu nhận đệ tử. Người truyền bá môn học tối thượng trong Phật giáo là môn “Thiền tông” cho các môn đồ. Từ đó mở ra một kỷ nguyên mới trong việc tu luyện. Bồ Đề Đạt Ma (Bodhi Dhama) đã trở thành tổ sư của môn thiền tông của Trung Hoa nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
Sau thời gian dài truyền bá đạo giáo, võ thuật và thiền tông, ngày 9-10-536 (sau công nguyên) tổ sư từ trần nhầm năm đại Thông thứ 2 (có sách ghi là năm Thiên Giám thứ 2) đời vua Lương Võ Đế thuộc nhà Đương.
2.                  Quá trình phát triển và hình thành có hệ thống của võ công Thiếu Lâm:
Trước khi Đạt Ma tổ sư sang Trung Hoa, võ thuật tại đây đã hình thành, môn đánh nhau bằng tay đã có. Cụ thể vì xã hộ đã phân chia giai cấp. Nhà Đường (518-907) đang ở thời kỳ loạn chiến. Quân độ đã hình thành để phục vụ cho triều đình, cho nhà vua.
Kỹ thuật chiến đấu thời bấy giờ rất đơn sơ, binh khí phổ biến nhất là thương và kiếm nhưng rất hạn chế.
Sau khi truyền bá đạo Thiền, Đạt Ma tổ sư truyền dạy thêm võ thuật cho các môn đồ và phát triển nó một cách có hệ thống. Qua nhiều thế hệ, triều đình đã mời các nhà sư xuống núi huấn luyện cho các đạo quân của triều đình, Dân chúng cũng đua nhau lên núi để học thêm môn võ mới, gừ đó nó trở thành mộ môn học rèn luyện đạo đức cho mọi người. Các nhà sư và các vị chỉ huy vừa truyền dạy võ thuật cho binh lính vừa triển khai thêm các laọi binh khí khác cho quân đội. Môn võ học có hệ thống đó được hình thành và truyền bá ra từ chùa Thiếu Lâm, nên mọi người đạt cho nó cái tên là môn Thiếu Lâm.
Nguyên nhân võ thuật được truyền bá trong Thiếu Lâm tự theo sách “ Thiếu Lâm ứng sự”:
Thiếu Lâm Tự là một ngôi chùa nằm trong vùng hoang vu đa số là rừng, dân cư thưa thớt nên chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh rất lớn. Sau một thời gian thâu nhận môn đồ và truyền dạy môn “Thiền”,Đạt Ma tổ sư nhận thấy tốc độ tiến bộ của các môn đồ rất chậm, do khí lực của họ yếu kém và ngoại cảnh có tác động rất lớn đối với các môn đồ.
Chuyện kể rằng, một hôm tổ ưu bước vô “Thiền phòng” noi các môn đồ đang tĩnh tọa để tập “chế tâm”. Tổ sủ nhận thấy các môn đồ tuy vẫn tĩnh tọa bình thường nhưng sắc diện người nào cũng tái xanh vì tà khí và chướng khí của rừng núi xâm nhập vô kinh mạch trong cơ thể của họ. Các môn đồ vẫn gắng sức chịu đựng, cố chống chọi với khí lạnh đó, học đã không vượt qu nổi, do đó chân khí họ bị hao tổn rất nhiều, tinh thần họ bị tán loạn không thể tiếp tục “thiền”.
Bất thần tổ sư thét lên một tiếng vang dội núi rừng. Sự chấn động do tiếng thét làm ngói trên thiền phòng đổ xuống như mưa, lá cây ngoài rừng bay tơi tả. Nhờ tiếng thét đó mà họ bừng tỉnh lên, thần sắc được khôi phục lại. Trong cơ thể họ chân khí lưu thông điều hòa trở lại, nên nét mặt mộ số môn đồ hồng hào như xưa. Tuy nhiên, một số môn đồ khác do thể chất và nguyên lực yếu kém, chịu đựng không nổi với tiếng thét đó đã ngã dra bất tỉnh ngay trong thiền phòng.
Tổ sư nhận thấy khí lực các môn đồ của ông chưa được thâm hậu. Điều này sẽ gây không ít khó khăn cho việc tu luyện. Từ đó tổ sư bắt đầu truyền dạy cho các môn đồ một phương pháp vận động tay chân, vận động gân cốt. Phương pháp đó giúp cho các môn đồ chống lại sự mệt mỏi sau khi thiền. Nó giúp cho việc tu luyện cảu các môn đồ được hoàn hảo hơn.
Môn vận động mà tổ sư truyền dạy cho các môn đồ là “Dịch cân pháp” và “Tẩy tủy pháp”. Để bảo vệ sơn môn chống lại bọ trôm cướcp, thú dữ… và tọa sức khỏe cho các môn đồ. Tổ sư truyền thêm “Thất thâpọ nhị huyền công” gồm 72 thế và “thập bát la hán thủ” gồm 18 thế cho các môn đồ.
Khi rèn luyện các môn trên, môn sinh sẽ có được sức mạnh, bản lĩnh hơn người, dũng cảm vượt khó. Tất cả các điều trên là căn bản cho việc tu luyện và truyền bá đạo giáo.
Từ đó võ thuật trung hoa bắt đầu được truyền bá có phương pháp có bài bản và có hệ thống. Các bài học cơ bản của Đạt Ma tổ sư đã trỡ thành nền tảng cho việc phát triển nền “quyền thuật” tại Trung Hoa.
Khi tổ sư qua đời, các nhà sư thiếp tục phát triển môn Thiếu Lâm. Chế mộc bản để in lại các phương pháp vận động của tổ sư thành sách gọi là “Dịch cân kinh” và “tẩy tủy kinh”.
Vậy Đạt Ma tổ sư đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nền “quyền thuật” tại Trung Hoa làm nền tảng cho môn “công phu” . Công phu là đỉnh cao của quyền thuật. Do đó ông bà ta mới có câu:

“Lực bất như quyền
Quyền bất như công”
Chú thích: 
·         Dịch cân pháp:
Chữ pháp ở đay có nghĩa là phương pháp, là cách thức hoạt động
Dịch: là dịch chuyển, là vậy động.
Cân: tức là gân cốt của ta.
Vậy “Dịch cân pháp” có nghĩa là một phương pháp vận động nhăm làm chuyển dịch gân cốt. Đây là một dạng bài tập tạo sức nhận thấyđược gân cốt chuyển động ra sao. Đã có một số sách viết ra bài này nhưng chòn thiếu phần bổ sung kinh nghiệm nên ta khó tập thành công.
·         Tẩy tủy pháp:
Tương thự như trên “tẩy” có nghĩa là làm cho sạch sẽ. “tủy” là phần lõi bên trong của xương, nó là phần quan trọng nhất tạo nên tinh, để từ tinh hóa khí, và từ khí hóa thần tạo sức lực cho chúng ta. Nếu tủy trong sạch thì tinh tốt không phát sinh dục vọng sẽ làm cho thần sắc ta được huy hoàng. Do đó “Tẩy tủy pháp là phương pháp tập luyện nội tâm được trong sạch.
Tóm lại, “dịch cân” để vận động gần ngoài xương và “Tẩy tủy” để làm sạch bên trong xương, lúc đó gân xương tủy sẽ kết thành khối vững chắc như khối bê tông có lõi bên trong bằng thép vậy.
 “Kinh” ở đay là chỉ sách vở theo kiểu nói thời xưa. Khi các phương pháp đó viết thành sách thì đổi chữ “pháp” thành chữ “kinh” như “dịch cân kinh”, “tẩy tủy kinh”.

IV. Thời kỳ phát triển và hưng thịnh của võ học Trung Hoa và Thiếu Lâm phái
Sau khi Đạt Ma tổ sư sáng lập “Thiếu Lâm phái”, các thế hệ sau tiếp tục truyền bá và phát triển nó. Võ công Thiếu Lâm được truyền bá ra ngoài. Các nhân vật võ lâm căn cứ vào nó để nghiên cưứ và kết thêm những lối đánh mới của các loài mãnh thú, sáng lập ra nhiều môn phái mới.
Sang đời nhà Tống, các môn phái võ phát triển mạnh. Nhiều nhân vật sáng chế nên các lối đánh mới xuất hiện như: Tống Thái Tổ sáng chế ra 32 thế trường quyền làm nền tảng phát triển môn trường quyền.
Đến đời Nam Tống, Nhạc Vũ Mục (tứcNhạc Phi) đã đóng góp thêm nhiều kỹ thuật mới về phép dùng thương và dùng tay không trong chiến đấu. những người đời sau nương theo lối đánh này sáng chế ra bài “Hình Ý quyền” là bài quyền luyện “thần” khởi đầu cho nhu phái.
Đến đời nhà Minh (1368 – 1644) võ thuật tại Trung Hoa phát triển rất mạnh. Nền võ học tại Trung Hoa một lần nữa lại bị chấn động do sự xuất hiện của đạo sĩ Trương Quân Bảo (tức Trương Tam Phong) với lối đánh mềm mại uyển chuyển, “Dụng khí bất dụng lực”.
Do lối đánh của Thiếu Lâm quyền mạnh bạo, buộc người tập phải dùng quá nhiều sức đưa đến việc hao phí sức lực, tự làm suy kiệt cơ thể. Trong một bài quyền sức lực phải dùng quá nhiều đến nỗi có thể làm đứt hơi của võ sinh. Điều này trái hẳn với tinh thần của Phật giáo là tạo sức khỏe để hoàn thiện con người cả tâm hồn lẫn thể xác.
Dựa vào dịch lý và sự biến hóa của vũ trụ, đạo sĩ Trương Tam Phong đã tìm ra một loại quyền thuật mới. Môn quyền thuật này giúp cho việc phát triển cơ bắp và nội tạng. Nguyên tắc của nó là thư giãn tự hiên, hòa mình vào thiên nhiên. Kết hợp rèn luyện nội lực và ngoại lực. Khi tập luyện tuy hướng vô sự mềm dẻo nhưng lúc tự vệ những hối đánh cương mãnh vẫ được sử dụng lúc tấn công. Dựa trên nguyên lý này bài “Thái Cực Quyền” được hình thành và truyền bá tại núi Võ Đương. Các đời sau tiếp tục nghiên cứu và sáng chế thêm hình thành pho “Thái Cực” gồm, Thái cực quyền, thái cực chưởng, thái cực kiếm, thái cực đao…
Các môn phái khác phát triển rất mạnh như môn Thiếu Lâm chưa phát triển. Đến cuối đời nhà Minh, một cao thủ về kiếm thuật và quyền thuật đến tu tại Thiếu Lâm tự đó là Giác Viễn đại sư. Ông nhận thấy môn Thiếu Lâm thiên về sức mạnh, lấy sức thắng sức. Ông bèn sắp xếp lại cấu trúc, cân bằng nội ngoại công phu. Sau đó ông hạ sơn đi chu du các nơi học hỏi, thu thập thêm võ công để sung thêm cho Thiếu Lâm phái. Khi về lại Thiếu Lâm tự. ông mời thêm 2 vị cao thủ nổi danh đương thời là Bạch Ngọc Phong và Lý Tẩu cùng lên Thiếu Lâm tự để nghiên cứu phát triển môn Thiếu Lâm.
Bạch Ngọc Phong khi lên Thiếu Lâm tự đã dựa vào bài “La hán tập bát thủ” chế tác thành 128 thế. Chia chúng ra làm 5 lại bắt nhại theo 5 lại mãnh thú: long, xà, hổ, báo, hạc. Các bài đó có công dụng giúp phát triển sức mạnh cơ thể con người theo 5 phương diện là: lực, cốt, tinh, khí, thần. Sau đó ông chế tác ra thành 5 lại quyền pháp riêng biệt là long quyền, hổ quyền, báo quyền, xà quyền và hạc quyền.
Khi luyện tập 5 lại trên nội tạng cơ thể sẽ được hoàn thiện hơn, chống lại bệnh tật.
Giác Viễn đại sư đống góp các phương pháp luyện công lực giúp cho các bộ phận bên ngoài cơ thể được cứng rắn. Từ đó hình thành các tuyệt kỹ công phu của Thiếu Lâm tự như thiết sa chưởng, nhất dương chỉ…
Kể từ đó võ công của Thiếu Lâm phái bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Càng ngày càng có thêm nhiều người học tập và chế tác thêm làm cho môn Thiếu Lâm ngày càng hoàn thiện. Các tuyệt kỹ công phu, bổ sung cho quyền thuât, được hệ thống hóa đã đưa môn Thiếu Lâm đi lên đỉnh cao. Nó trở thành ngôi sao Bắc Đẩu trong nền võ học.


Mar 3, 2012

MỘNG NHẬP THẦN CƠ GIẢI THÍCH HÌNH Ý QUYỀN


Đây là một bài viết của Mộng Nhập Thần Cơ được đính kèm trong truyện "Long Xà Diễn Nghĩa" mà mình sưu tầm được. Mình đọc thấy cũng có cái lý, nhưng nói đúng hay sai, là truyện hay là thực thì mình không dám khẳng định. Mình xin lược dịch qua cho mội người tham khảo qua:

Mình dịch còn non nớt nên không tránh được việc khó hiểu, mong các bạn thông cảm.

Thứ 1. Xưng là minh kình. 
Là cảnh giới của võ thuật gọi là quá trình luyện tinh hóa khí.
Thông qua rèn luyện mà luyện thành minh kình là đem thịt thừa của toàn thân luyện thành cơ nhục, có thể tùy lúc điều động thân thể, kiểm soát khung xương, vận dụng lực lượng của xương ở phần bụng, eo, chân vặn lại thành một cổ, mỗi quyền xuất ra đều nặng ngàn cân.
minh kình khi luyện thành có thể khai mở được tiềm năng của con người, kích thích cực hạng cơ thể con người nhưng lại không hiểu được cách thu liễm nghuyên khí. Nếu là người luyện thành minh kình, lực lượng tuy rằng mạnh nhưng thể lực lại không bền. Hơn nữa không thể dưỡng sinh. Con người đến tuổi thanh xuân thì không có chuyện gì, đến tuổi trung tráng niên thì nguyên khí sẽ suy yếu một thân cơ thịt không thể bảo dưỡng được tất cả đều bất lỏng xuống. Người mới suy yếu sớm thì chết sớm, khắp cơ thể đều là bệnh tật.
người bình thường ra quyền đều là lực lượng của cơ bấp cánh tay mà không thể điều động lực lượng của bụng, eo, chân. Cho nên trong một thời gian ngắn đem một chút tinh huyết hóa thành nguyên khí công xuất của năng lượng nhiệt lượng cũng nhỏ.
Sau khi luyện thành minh kình, lực của mỗi một quyền mỗi một cước đều điều động lực lượng của toàn thân, cho nên trong một khoảng thời gian ngắn tinh huyết của thân thể có thể hóa thành năng lượng nhiệt lượng nguyên khí và công xuất phi thường lớn.
nguyên nhân chính là như vậy, nếu là chỉ biết minh kình một mực mạnh mẽ đánh, lại không có được bổ xung dinh dưỡng thì cũng như mang tinh huyết của cơ thể đánh đến hết vì vậy mà tay của người bình thường vẫn còn suy yếu rất nhanh.
Thứ 2: cảnh giới tiên thiên. 
Trình độ ám kình. đặc trưng rõ ràng là huyệt thái dương lồi lên. Đạt đến cảnh giới của cao thủ nhất lưu, là người giỏi về dưỡng khí.
cái gì gọi là khí? con người khi hoạt động mỗi một động tác đều phải sản sinh ra năng lượng nhiệt lượng, cổ năng lượng nhiệt lượng này chính là bao hàm của nguyên khí.
Con người kịch liệt hoạt động thân mấu huyết cơ thể cùng tinh lực đều có thể hóa thành cổ nhiệt lượng năng lượng hòa cùng với mồ hôi cùng lúc thông qua lổ chân lông xuất ra ngoài. đây chính là đạo lý luyện tinh hóa khí.
có thể giữ lại cổ khí lực này hay không tức là bản chất khác biệt của có thể dưỡng sinh và không thể dưởng sinh.
đây cũng là sự khác biệt của nội gia và ngoại gia.
Nội gia quyền có thể thu liễm và giữ cổ nguyên khí này, ngoại gia quyền rức chỉ luyện minh kình. nếu có thể thu lại thì mỗi quyền khi xuất ra càng mạnh thì nguyên khí tuân trào ra càng mãnh liệt.
như thể nào là dưỡng trụ khí (giữ khí)?
bởi vì con người kịch liệt hoạt động cho đến lúc thích hợp sản sinh ra năng lượng nhiệt lượng có thể cùng với mồ hôi thông qua lổ chân lông xuất ra ngoài. Lổ chân lông toàn thân giống như là một cái cửa cống. Nếu như muốn đống giữ nguyên khí không cho tiết ra ngoài trước tiên phải học được đống cái cửa cống lại. cũng là có thể đúng lúc thích hợp đống chặt lỗ chân lông.
Thế nào là đống lổ chân lông?
Con người không thể tùy ý khống chế lổ chân lông của mình. Chẳng qua có thể thông qua kích thích bộ phận bên ngoài để cảm thụ được đặc trưng của đống lổ chân lông.
Ví dụ như con người tắm nước nóng, khi ngăm trong nước nóng lâu, lổ chân lông toàn thân bị nống đều mở rộng ra, nguyên khí toàn thân  thuận theo lổ chân lông dần dần tràn ra ngoài cho nên con người khi tắm nước nống thì toàn thân ra mồ hôi.
nguyên khí tán qua thời gian dài quá con người không thể thích ứng cho nên có người khi tấm rữa thời gian dài quá thì đầu choán mắt hoa ngực thiếu khí. Đây chính là do nguyên khí tuôn trào quá nhiều.
Thế nhưng lúc này đột nhiên phồng tắm bị gió lạnh thổi qua, toàn thân da con người đột nhiên chịu lạnh khích thích lỗ chân lông nổi lên cùng lúc tinh thần sản khoái lên đầu não lập tức thoải mái đây chính là lổ chân lông chịu kích thích đống chặt lại để nguyên khí không chảy mất.
Lúc này lổ chân lông nổi lên chính là đặc thù của đống lổ chân lông.
đạo lý luyện quyền cũng giống như vậy. Một quyền lực đến nơi toàn thân nống lên hơi hơi xuất mồ hôi. Tinh huyết thể năng của toàn thân đều hóa thành nguyên khí muốn từ lổ chân lông tán xuất ra ngoài, đây cũng như một bình chứa hỏa dược vậy lúc không có chuyện gì thì thôi thế nhưng lỡ như trúng lửa lập tức hóa thành năng lượng thể tích bành trướng trăm ngàn lần lập tức bùng phát khỏi chiếc bình mà đi ra ngoài.
Hỏa dược một khi nổ thì bình cũng bị phá thành từng mãnh nhỏ, cơ thể người cũng giống như vậy nguyên khí một khi xuất ra ngoài thì là thành hư rồi.
Lực bộc phát của cơ thể con người tuy rằng không như hỏa dược nhưng về đạo lý thì cũng giống như vậy.
vào lúc một quyền đánh ra mà nguyên khí từ lỗ chân lông tán xuất ra ngoài, con người phải không chế thân thể khiến cho lổ chân lông toàn bộ đống kín và dựng lên nếu không nguyên khí sẽ xuất ra ngoài.
làm sao đống lổ chân lông?
dã thú một khi giật mình hoãn sợ trước tiên cái đuôi sẽ dựng thẳng lên, sau đó thắt lưng thẳng lưng công chân lông toàn thân đều đựng thẳng lên đây là đống lổ chân lông.
Con người nếu muốn học dã thú bùng phát lông thì trước tiên cũng phải bắt đầu từ cái đuôi. Thuở ban đầu cái đuôi của con người đều đã thoái hóa mất rồi, nhưng cái gốc đuôi thì vẫn còn ở đó.
Trạm trang trong hình ý môn chính là đem trọng tâm đặt ở trên gốc đuôi sau đó xương cốt từng đốt từng đốt đẩy lên trên, đến lúc đẩy đến xương cổ, trong não bộ liền bị kích thích toàn thân liền run rẩy lên da gà nổi lên tốc gấy dựng thẳng lên lỗ chân lông tự nhiên liền khép kín lại.
Đây cũng là con người thông thường đột nhiên bị khủng bố (hoảng sợ tột cùng) hoặc là trong tình cảnh không thể suy xét thấu đáo toàn thân nhất thời cảm giác như ớn lạnh từ xương cùng thẳng vọt lên đỉnh đầu.
Đột nhiên một quyền xuất lực toàn thân nguyên khí mạnh mẽ xuất ra đến biểu bì thì xương cùn liền bị kích thích thông qua cột sống thần kinh trên thân truyền đến đại não, sau đó đại não nhanh chống truyền mệnh lệnh khống chế mạnh mẽ đống chặt lỗ chân lông toàn thân lại  đem nguyên khí dồn ép trở về. Lúc luyện đến một trình độ nhất định thì kình phát ra thì nóng thu lại thì lạnh như vậy chỉ bắng lên xèo một cái thì nguyên khí ở bên trong cơ thể bốc lên giống như nước lạnh đổ vào một miếng sắt đang được nung đỏ vậy, huyệt thái dương nổi lên. Đây chính là ám kình.
           sở dĩ cao thủ đánh quyền nhất nhất thu nguyên khí kình lực đi về rung động như trường giang đại hà chảy liên miên. Vô luận lực mạnh như thế nào đánh thời gian dài đều không xuất mồ hôi. Đầy cũng chính là nguyên nhân trong võ hiệp viết đến những cao thủ khi đánh một lần quyền thì hơi thở không gắp, mặt không đỏ, thân trên không có một giọt mồ hôi nào. Đương nhiên đây chỉ là ấm kình luyện đến cảnh giới tối cao nguyên khí một điểm cũng không xuất ra ngoài mới có thể làm được như vậy.
            Bế lỗ chân lông là lúc luyện quyền mới có mà khi đánh người thì phải đêm nguyên khí phóng xuất ra ngoài không được đống lỗ chân lông lại. Một quyền đánh ra người bị đánh không những phải chịu sự công kích của minh kình mà còn phải chịu lực lượng nguyên khí từ lỗ chân lông mãnh liệt phóng xuất ra ngoài.
             cho nên nói võ thuật phân ra ba loại: đả pháp, luyện pháp và biểu diễn.
             lúc luyện phải thông qua bế lỗ chân lông để giữ nguyên khí mà lúc đánh thì đem nguyên khí được giữ bên trong bỗng chốc phóng xuất ra bên ngoài.
            Ám kình trong võ thuật là nguyên khí xuất ra lổ chân lông để đánh người, đó giống như bị điện giật vậy và cũng gióng như bị hàng vạn mũi kim đâm vào. Cao thủ đánh người thường không dùng minh kình mà nhẹ nhàn nhất tay lên tâm lực vừa kích động thì nguyên khí liền lao ra từ lỗ chân lông ngay.
            Có người lúc đánh một vài quyền không thể xuất mồ hôi nhưng gặp phải sự tình cấp bách, vừa kích động một cái thì toàn thân trên dưới đều đổ mồi hôi. Cái cấp bách này chính là Tâm lực.
            Lực lượng của tâm tình thôi động nguyên khí so với vận động của cơ thể  thì mãnh liện hơn nhiều.
            Sở dĩ đạo của dưỡng sinh là tâm cảnh phải bình hòa không được vui quá buồn quá càng không được hấp tấp nóng nảy.
            Cao thủ có thể tự mình khống chế tâm cảnh. Dùng tâm lực để kích thích ám kình phun ra nguyên khí.
            Tâm lực là lực lượng hoạt động huyết dịch của tâm tạng (trái tim). Vì vậy trái tim của võ công cao thủ đặc biệt mạnh khỏe.
            Do vậy trong tư thế của võ công luyện đến cuối cùng lúc thu công đều phải song thủ để tại mi tâm ngang hàng với huyệt thái dương sau đó chầm chậm đè xuống phần bụng.
            Việc đè xuống này đa số danh đường là thông qua điều tiết tâm tình, đem thân thể từ chổ khẩn trương luyện quyền trở về bình thường yên tĩnh lại.
            Thông qua điều tiết tâm tình , sự tăng lên của nguyên khí từ từ trầm giáng xuống, xuống đến khu vực hai thận của phần bụng.
            Trung tâm của ngũ hành là thuộc thủy thận, thủy là chủ về trầm giáng. Huyết dịch ở toàn thân biểu bì trong huyết quản lưu động đều phải thông qua sự trầm giáng của thận để loại giảm bỏ độc tố và tạp chất sau đó thông qua nước tiểu bài xuất ra ngoài làm sạch và bảo trì thân thể từ đầu đến cuối.
            Phần bụng  hợp với đại tiểu trường công năng đều giống như vậy là loại bỏ tạp chất thông qua phân bài xuất ra ngoài.
            Nhưng mà nguyên khí không phải tạp chất, trầm giáng tới khu vực thận và tiểu phúc (bụng dưới) có thể từ từ thẩm thấu vào trong hai khí quan tại nơi này, cải tạo khí quan và tăng cường công năng. Do vậy người luyện võ sức lực của eo bụng và tiểu phúc là mạnh nhất.
            Phía dưới bụng dưới là đan điền, nguyên khí trầm xuống tất cả đều là trầm giáng ở bên trong không hề tiết ra ngoài. Người khi muốn dùng kình, từ chổ tiểu phúc cơ bụng vừa động nguyên khí liền xuất ra ngoài.
            Kinh mạch là hệ thống thần kinh trên biểu bì, là dùng để khống chế mĩ một tất da trên biểu bì.
            Con người tuy rằng có khả năng toàn thân nổi da gà và khi nóng nãy thì toàn thân đổi mồ hôi, nhưng đó là ở một phạm vi lớn (toàn thân thể). Chân chính lúc đả đấu phải mở lổ chân lông trong một phạm vi nhỏ. Ví như con người có lúc vô ý cấp bách trên thân thể không xuất mồ hôi nhưng trong lồng bàn tay lại ướt đẫm mồ hôi, đây chính là trong lúc vô ý làm thông thần kinh trên da tay.
            Có một bộ phận nhỏ những người có khả năng tự mình khống chế chuyển động lổ tai lên xuống nhẹ nhàn. Đây là những người trời sinh đã thông được kinh mạch trên tai.
            Nhưng đây là vô ý mà biết không thể tùy tâm ý của bản thân mà khống chế, mà là trùng hợp là may mắng không dùng được.
            Lúc cao thủ đấu võ phóng thích nguyên khí đều là khống chế trong phạm vi nhỏ cũng là một quyền đánh đến trên thân thể của bạn, quyền đầu tiếp xúc thì trên da thịt liền xuất mồ hôi. Như vậy mới là chân chính chính xác  đạt đến chổ không chế ám kình đến cảnh giới tinh thuần.
            Cả một cái bụng dưới, phần eo vặn một cái bước bộ lên đánh một quyền, quyền đầu xuất mồ hôi mà toàn bộ thân thể đống chặt lại một giọt mồ hôi đều không có. Như vậy mới là đem ám kình luyện đến nên, một điểm cũng không lãn phí.
            Nguyên khí toàn thân tập trung tại một điểm lực lượng mạnh mẽ, đó mới là lớn. Ví dụ như một cái vồi nước, bạn chắn kín một nữa để lộ một nữa thì xung kình của nước tự nhiên sẽ lớn. Nếu như bạn đem ống nước đâm chích đến nổi toàn là những lổ nhỏ, nước từ những lỗ nhõ này bắn ra ngoài thì tất nhiên áp lực sẽ giảm,  xung kình tự nhiên phải nhỏ lại.
            Võ công luyện đến mức tận cùng  có thể khống chế biểu bì toàn thân trên dưới mỗi một thốn mở ra đống lại. Dùng tâm lực phóng thích nguyên khí đánh người hoặc nhấc lên ném. Toàn thân trên dưới thành một chỉnh thể đây mới là chỉnh kình của ám kình luyện đến nơi đến chốn. Cũng là không chế chính xác đến được hóa kình mỗi một phân một phân một hào.
            Cho nên Trình Đình Hoa nói: “luc đánh người tâm cấp bách phải cấp bách ở trên tay”.
            Trong lục hợp, vai và háng hợp , cùi chỏ và đầu gối hợp, tay và chân hợp, tâm và ý hợp, ý và khí hợp, khí và lực hợp.
            Ý niệm của người khi vừa cấp bách liền phải xuất ra mồ hôi, đây chính là ý và khí hợp. Đánh người cấp bách ở trên tay đó là khí và lực hợp.
            Người có khả năng khống chế toàn bộ lổ chân lông trên cơ thể. Đây mới là chỉnh kình. Nội kình còn gọi là chỉnh kình chính là đạo lý này.
            Võ lâm cao thủ một chưởng xuất ra có thể đánh đứt gân thép, đá phiên, đây không phải  nhờ độ cứng của thân thể xác thịt mà là nhờ nguyên khí của ám kình thoáng chốc xuất ra xung kình của lỗ chân lông. Ám kình một khi xung trước thì sẽ phá hủy tổ chức kết cấu của gân thép đá phiến sau đó xuyền đầu thuận theo mà xông tới lại nhẹ nhàn va chạm một cái liền đứt gẫy vỡ nát ngay.
            Không phải do độ cứng của thân thể xác thịt mà có thể so bì với độ cứng của gân thép đá phiến được.
            Bạn giống như một cây gạy đánh tới thân tôi, trong một tích tắc mới tiếp xúc với biểu bì trên cơ thể, lổ chân lông ở bộ vị tiếp xúc đó nới lỏng ra sau đó mãnh liệt trương lên.
            Bắn ra nguyên khí, sau đó lổ chân lông chặt chẻ đống lại, da gà nổi lên, lông tốc đứng dậy, như vậy cũng đủ đẻ hóa giải bất cứ trình độ công kích nào.
            Võ công luyện đến nhất lưu cao thủ, đạt đến tiên thiên cảnh giới không chỉ ngũ tạn cường hóa, eo thận cường hóa, tiểu phúc cường hóa mà còn có thể thông qua tâm lực khống chế mỗi một phần lổ chân lông trên biểu bì đống lại đạt đến cảnh giới cơ thể hô hấp.
            Đạt đến cảnh giới này đó chính là minh kình ám kình đại thành tự nhiên có thể lấy một địch trăm.
            Thứ 3: thông thần
            Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, ăn vụng kim đang toàn thân luyện thành một khối sắt thép hầu như vô địch. Nhưng lại thua ở trong lồng bàn tay của Như Lai. Cuối cùng đến Đại Lôi Âm tự miếu lấy được chân kinh cuối cùng mới thành phật. Đây là tại vì sao?
            Dựa theo đạo lý võ công để giảng, Tôn Ngộ Không là đạt đến cảnh giới tiên thiên da đồng xương thép, kích thích toàn bộ tiềm lực của cơ thể con người, vì vậy có thể bổng chốc nhấc cây Như Ý Kim Cô bổng nặng một vạn ba ngàn năm trăm cân được. Nhưng mà võ công của Tôn Ngộ Không không đạt đến cảnh giới luyện tủy. Công phu đạt đến tiên thiên, nguyên khí bảo hòa đan điền, tích khí đầy đến độ không thể tích được nữa. Lúc này công phu mới có thể thâm nhậm vào trong cốt tủy.
            Cốt tủy là nơi tạo huyết, nếu muốn cải biến cơ thể con người thì phải trui rèn cốt tủy, như vậy mới có thể cuối cùng cải tạo được cơ thể.
            Mà cốt tủy vô luận trui rèn thế nào đều không thể rèn luyện đến được. Chỉ có một phương pháp duy nhất đó chính là thông qua chấn động của âm thanh  để tiếp dẫn.
            Trong nội gia quyền có một thuyết Hổ Báo Lôi Âm , con hổ cùng với con mèo trong cơ thể bao giờ cũng có một cổ âm thanh gừ gừ yi yi vang lên không ngừng, vì vậy mà xương cốt của con hổ đặt biệt lớn mạnh, Hổ cốt Hổ cốt. Là một thứ đồ bổ dướng nhất.
            Lôi từ trên núi phát ra, vạn vật cùng với sấm sét manh nha phát triển trong vũ trụ sinh mệnh được sản sinh ra. Vũ trụ ban đầu không có sinh mệnh,  trên bầu trời lôi điện đan xen sản sinh ra axitamin diễn hóa thành sinh vật đơn bào cuối cùng tiến hóa thành người.
            Sấm rền trên bầu trời xa xôi thâm trường. Hàm ý sâu xa.
            Con người học Hổ Báo Lôi Âm dùng thanh âm chấn động để trui rèn cốt tủy. Đây chính là căn bản cải thạo cơ thể.
            Phật giáo có một bản kinh tên là Tẩy Tủy Kinh đó chính là phương pháp ngày ngày âm độc kinh rèn luyện cốt tủy.
            Cho nên Tôn Ngộ Không cuối cùng phải đến trong “lôi âm” tự thỉnh lấy “tẩy tủy” chân kinh, cuối cùng mới đạt thành phật  làm tổ.
            Tây Du Ký là ví dụ để tu hành. Trong đó đem quyền thuật giảng rất rõ ràng.
            Người tẩy được tủy rồi thì công năng tạo máu cường đại, thể lực thể năng đều tăng trưởng vô cùng, toàn thân cuối cùng cải tạo viên mãn. Như vậy mới có thể đạt đến được thủ đoạn mà phàm nhân không thể tưởng tượng được, vì vậy bạn mới trở thành thần linh.
            Dương Lộ Thiền, Đổng Hải Xuyên, Tôn Lục Đường, Lý Lộ Năng đều đạt đến cảnh giới này.