trang chủ

Jan 19, 2012

ÂM BẢ THƯƠNG

Âm Bả Thương còn được gọi là "triền thương", "bát quái triền thương". Sở dĩ gọi là "Âm Bả Thương" là bởi vì khi sử dụng hai tay đều ở tư thế âm thủ (hai tay úp), khác với các phái thương thuật khác đều sử dụng thế tay âm dương. Âm Bả Thương động tác đơn giản, kĩ thuật ít nhưng lại mang tính thực chiến cao.

4 comments:

  1. Bạn ơi sao ebook toàn là tiếng Hoa thế
    Vậy sao có thể hiểu được
    Học võ ngoài hình còn cần cái y nữa mà

    ReplyDelete
  2. chào bạn,
    đúng như bạn nói, võ thuật không phải chỉ là hình thức mà còn có cái ý trong đó nữa. Sách mình sưu tầm với mục đích làm tài liệu tham khảo thêm vì sách trong nước mình vẫn còn quá hạn chế. Tài liệu tham khảo vẫn chỉ là tham khảo. Vì vậy nếu ai đọc được tiếng hoa thì vô cùng hữu ích, nếu ai không đọc được thì cũng là một tài liệu tham khảo có giá trị về kĩ thuật của các môn võ. Tùy theo nhu cầu và trình độ mỗi người mà số tài liệu này sẽ thích hợp hay không.
    Thân mến.

    ReplyDelete
  3. trong võ có ý. cái này thì mình biết, nhưng chẳng hiểu ý ở chỗ nào cả. gợi ý giúp với. ah bạn sưu tầm có bộ nào đao hoặc côn pháp không???
    giúp mình tìm nhé
    cảm ơn

    ReplyDelete
  4. Trong quyền có ý, về việc này mình cũng không dám bàn, vì mình cũng đã hỏi nhiều người nhưng hầu hết họ đều biết là có nhưng không biết là gì, đến nay vẫn chưa ai giải thích cho mình hết. Còn theo một số tài liệu mình tham khảo được, mình cũng không dám chắc nó đúng nhưng mình cũng xin trình bày ở đây để chúng ta cùng thảo luận. ý ở trong võ thuật chính là ý muốn, sự định hướng. Ví dụ, trong khí công thường có câu nói "dùng ý dẫn khí", vậy ý dẫn khí ở đây nghĩa là chúng ta ý thức một cách có định hướng trên cơ thể của chúng ta nhằm dẫn khí đến nơi cần đến. Như khi luyện khí trầm đan điền, khi hít vào phải cảm nhận hơi thở và dùng ý thức, cảm nhận dẫn dắt hơi thở một cách nhẹ nhàn xuống đan điên. "thái cực quyền nói "dụng ý bất dụng lực" cũng có ý như vậy, là dùng ý thức dẫn dắt động tác chứ không phải là cử động một cách theo phản xạ. Đây cũng là điểm sai mà nhiều người luyện võ thường mắc phải.
    Vậy làm sao biết đã dùng ý trong luyện võ hay chưa? theo kinh nghiệm của mình (mình tự trải nghiệm và thử chứ chưa được dạy bao giờ nên có thể không đúng với các bạn, các bạn tham khảo thôi nhé) thì khi luyện tập dù là luyện đơn chiêu hay cả bài quyền, nếu tập trung chú ý vào cơ thể, dùng ý thức định hướng động tác (tức là phải hình dung chiêu tiếp theo mình sẽ đánh như thế nào, điểm cuối cùng là ở đâu, từ đâu rút tay về...) thì sau khi luyện xong sẽ cảm thấy vô cùng tỉnh táo, cảm giác giống như bạn đang buồn ngủ mà được rửa mặt trong nước mát lạnh vậy. Còn khi luyện quyền mà chỉ tập trung thực hiện chiêu thức theo phản xạ mà không có ý thức ở trong đó thì sau khi luyện xong bạn sẽ cảm thấy mệt, cơ thể tuy dể chịu nhưng lại buồn ngủ, cảm giác giống như là đã làm việc cả ngày rồi và bây giờ phải đi ngủ. Ngoài ra các cảm giác như nhức đầu, chống mặt, tức ngực, hơi thở không điều... phần lớn là do không tập trung trong lúc luyện tập.
    kinh nghiệm của mình chỉ có vậy, mong có thể giúp được chút gì đó cho bạn.

    Còn về sách về đao và côn pháp mình cũng có nhiều. Nhưng không phải là riêng biệt, thường là nằm rãi rác trong các quyển sách khác nhau, như thiếu lâm quyền, võ đang, mê tung,... Bạn có thể tìm hiểu thêm ở phần "danh sách tài liệu", nếu còn gặp khó khăn, bạn cứ cho mình biết nhu cầu của bạn, mình sẽ tìm tài liệu phù hợp với bạn trong số tài liệu mình có.

    Thân mến.

    ReplyDelete