trang chủ

Apr 25, 2012

ĐẶC TRƯNG KỸ THUẬT VÀ ĐIỂM KHÁC NHAU CỦA QUYỀN PHÁP BẮC PHÁI VÀ NAM PHÁI



(trích dịch trong quyển: Thất Tinh Đường Lang - Tùng Điền Long Trí)

Trong hệ thống kỹ thuật, võ thuật Bắc phái phát triển ở phía bắc sông Trường giang (hay Dương Tử Giang) và võ thuật phía nam phát triển ở lưu vực sống Châu Giang có sự khác biệt rõ rệt.
Đặc trưng của quyền pháp Bắc phái là: nhu nhuyễn, tự nhiên, động tác lớn mà nhanh, còn nam phái lấy việc cố định phần thân dưới và thực hiện động tác phát lực làm đặc trưng.
Dưới đây là phần giải thích và so sánh cụ thể giữa kỹ pháp của kỹ thuật nam phái và đặc trưng của võ thuật Bắc phái.
Động tác chuẩn bị của bắc phái, hai quyền để ở hai bên hông, phía trên xương chậu. (H.1)
Trong quyền thuật Nam phái, những phái mà có tư thế và động tác kỹ pháp tương đối lớn như Hồng Gia quyền thì vị trí để quyền giống như ở bắc phái, còn những phái với tư thể và kỹ pháp khá nhỏ như Vịnh Xuân quyền thì hai quyền lại thủ ở hai bên ngực (H.2)


 Quyền thuật Nam Phái trước khi diễn luyện (cũng gọi là thao lộ hoặc quyền thao), đa phần phải dùng chưởng trái bao lấy quyền phải và vươn ra trước ngực, độngt ác này gọi là lấy “thiện” (chưởng trái) phục “ác” (quyền phải), một thuyết khác thì hiểu chưởng là chử “nguyệt”(月), quyền là chữ “nhật” (日), gọp lại thì thành chữ “minh” 明)biểu hiện lòng trung thành với triều Minh. Bắc phái thì không nhất định phải dùng lễ thức này, các môn phái khác nhau tự có những lễ thức khác nhau đặc trưng của riêng mình. (H.3, H.4)




Khi luyện tập võ thuật bước đầu tiên nên bắt đầu luyện tập từ phần thân dưới, trong võ thuật Trung Quốc, quan trọng nhất đó chính là đứng Mã thức hoặc Kỵ Mã thức. Lúc luyện loại tư thế này, nếu phải duy trì thế này trong thời gian lâu, thì gọi là thung pháp hoặc trạm thung. Mã thức của bắc phải là ngón chân hướng về phía trước, hai chân đứng hình bình hành, hơn nữa hai đầu gối cũng không được hướng mở ra ngoài. (H.5)
Mã thức của nam phái và bắc phái tương phản, là mủi chân của hai chân hướng ra ngoài, hai đầu gối cũng hướng mở ra ngoài, dùng lực giẫm xuống đất để bảo hộ tư thế (H.6)


Trong nam phái tùy theo từng lưu phái khác nhau mà cách ngồi mã thức cũng khác nhau, loại tư thế lớn này giữa Hồng Gia quyền và đại giá thức của trường quyền đều giống nhau. Tương phản với lại tư thế này là đoản thủ hiệp mã, còn bắc phái bất luận là môn phái nào đều sử dụng loại tư thế trên.
Phân biệt về cách ra đòn, cách ra đòn của bắc phái là do nữa phần thân dưới đẩy xuất thủ, chuyển trọng tâm, xoay không với biên độ lớn, hình thành tư thế cung thức hay cung tiễn thức rồi mới ra quyền. Bắc phái đại bộ phận đều dùng loại tư thế này, nhưng có một số ngoại lệ như trong Hình Ý, Bát Quái thì không sử dụng tư thế này. (H.7)
Nam phái lại thường dùng bộ thức tam chiến (hay tam triển) để xuất quyền. (H.8)
Đương nhiên nam phái cũng có cung tiễn thức, nhưng tư thế đặc trưng của nam phái vẫn là Tam Chiến (Tam Triển).
Một trong những đặc trưng kỹ thuật của Bắc phái là tiến hành đồng thời kỹ thuật đỡ đòn và kỹ thuật ra đòn. Kỹ thuật giá đả được thực hiện như sau: chuẩn bị tư thế, di chuyển trọng tâm, đẩy nữa phần thân dưới ra trước, đồng thời xoay hông, lấy một tay để đở ở trên, một tay khác không kích (H.9, H.10)

Nam phái là giữ nguyên tư thế chuẩn bị và chỉ xoay hông mà thôi, chiêu thức phân biệt động tác đở và động tác công kích (H.11,12,13)

Qua những giải thích sơ lược có thể thấy được sự khác nhau trong động tác và tư thế. Đương nhiên, ở những mặt khác, quyền thuật Bắc phái và Nam phái cũng có nhiều chỗ khác nhau.
Ví dụ như trong cách chém đao, bắc phái sử dụng tổng hợp các động tác: thân dưới làm trụ, di chuyển trộng tâm, kết hợp hô hấp rồi mới tung đòn ra. Nhưng Nam phái thì hai chân hoàn toàn cố định, chỉ dựa vào động tác xoay lưng với lực của vai và cổ tay để tung đòn.

No comments:

Post a Comment