trang chủ

Jul 22, 2013

10 QUÁ TRÌNH ĐIỀU HÒA TÂM TƯ TÌNH CẢM KHI LUYỆN CÔNG

(1)   Thu tâm, bạn phải cố gắng thu về một cách nhanh nhất những suy nghĩ phức tạp, không được dừng ở trạng thái phức tạp ấy. Thu tâm tức là thu ý nghĩ.
(2)   Ngừng suy nghĩ lung tung, bài trừ những ý nghĩ không ngừng sản sinh.
(3)   Định tâm, phải đặt ý nghĩ vào một điểm, một vấn đề. Đã luyện công thì chuyên luyện công, đã thủ ý thì chuyên thủ ý, làm việc gì thì tập trung làm việc ấy, dùng công phu để làm cũng được, phải trụ trên những ý nghĩ tốt đẹp.
(4)   Bình tâm, có gắng ngừng ý nghĩ của bạn lại, cố gắng không để nó rõ ràng, mơ mơ hồ hồ là được. Bình tâm phải dựa vào việc lúc bình thường huấn luyện tính cách bình tâm, tĩnh khí.
(5)   Thả lỏng tâm, khi ở trạng thái có thủ ý hoặc làm việc căng thẳng, bạn phải thả lỏng tâm, làm tâm tình rất khoan khoái dễ chịu. Phải nghĩ một cách có ý thức làm cho tình cảm của mình khoan khoái dễ chịu. Bây giờ mọi người hãy nghĩ tâm tình của mình khoan khoái dễ chịu, luôn giữ vẻ mặt hơi tươi cười, làm như thế để huấn luyện chính bản thân mình. Mọi người đã từng xem qua các bức tượng trong chùa miếu, đó là hình ảnh các sư phụ luyện công ngày xưa. Họ luôn mang nét mặt hơi tươi cười, đây là một phương pháp thả lỏng tâm. Thêm một bước nữa, toàn thân thả lỏng, trên, giữa, dưới đều thả lòng, bấp thịt, tạng phủ trong ngoài, cửu khiếu, mắt, mũi, tai, lưỡi, miệng toàn cơ thể đều thả lỏng. Mấy từ thoải mái dể chịu này rất quan trọng, bạn phải nghĩ tới những việc vui vẻ, tình cảm vui sướng để có thể luyện công trong trạng thái nét mặt hơi cười một chút.
(6)   Chế định tâm, sau khi tĩnh tâm rất dễ sinh ra những ý nghĩ phức tạp, tâm như con vượn, ý như con ngựa. Chế định tâm phải thông qua rèn luyện, đếm số, đếm số hơi thở, nhìn trở vào bên trong nội tạng của mình, cố gắng quay về vị trí thủ ý thì mới có thể chế định được tâm. Chế định tâm phải thông qua ý nghĩ, cố gắng thu tâm vào trong sâu thẳm của trí óc, của trái tim, của bụng dưới. Chế định tâm thường sử dụng thủ pháp niệm thầm một tín hiệu, một thông tin, một âm thanh, một bức tranh, một ký hiệu.
(7)   Hóa tâm, phải loại bỏ hết tư tưởng phức tạp và tình cảm biểu hiện đột ngột trong lúc luyện công. Loại bỏ ở chỗ nào? Loại bỏ chúng ở trạng thái có cấp độ sâu nhất của bạn, ở nơi sâu nhất trong cơ thể của bạn. Bạn sẽ dần dần phát hiện thấy trong cơ thể của mình nơi nào là sâu nhất, chỗ nào nhạy cảm nhất thì chỗ đó sẽ là nơi bạn sẽ lộ công năng đặc biệt. Rất nhiều người xuất công phu ra ở trên đầu. Như Đan Điền ở trên trán, ở giữa 2 lông mày, có một chút cái gì đó đi vào đó phát nóng, phát chướng. Khi thực hiện hóa tâm thường hóa ở những chổ này. Ý nghĩ bắt đầu từ trong trái tim dần dần chuyển lên nghĩ đên đầu của bạn, người ta thường dùng huyệt Thiên mục để hóa tâm, huyệt Thiên môn mở ra thì đã hóa rồi. Khi Thiên môn mở ra thì hình như việc gì cũng có thể biến mất, hình như não được mở rộng, rất rộng ngay lập tức, tất cả những ý nghĩ riêng tư, mọi gánh nặng, mâu thuẫn thù hận đều không còn nữa, đều bị hóa sạch.
(8)   Dụng tâm, sau khi bạn thực hiện hóa tâm huyệt Thiên môn, thì phải biết dụng tâm. Dụng tâm vẫn phải dùng não, dùng thiên mục, hãy nhắm thiên mục lại rồi thu ý về dần dần. Hình như thiên mục đã mở rất rộng, bây giờ hãy cho thiên mục của bạn thu lại thật chậm, cố hết sức thu lại, hãy từ từ nghĩ đưa từ dưới mũi, xuống dưới bụng dưới của bạn. Như thế gọi là dẫn dược nhập định, hay đưa những thứ đã hóa được, những thứ tinh hoa còn lại đống chặt vào (hình như phần não ở trước trán dần dần thu nhỏ lại), cuối cùng di chuyển nó xuống dưới, dùng nó để phát công. Hãy đưa vào Đan Điền ở vùng dưới rốn, hãy nghĩ đến vị trí bụng dưới của bạn, hãy nghĩ đưa tia sáng ở đầu có mầu hồng hoặc màu khắc hoặc quả cầu lửa cũng được, xuống đến đan bụng dưới, làm như thế gọi là “dụng tâm”. Có nghĩa là dùng ý thức dẫn xuống dưới.

(9)   Dẫn tâm, dẫn tức là nghĩ quả cầu lửa trong bụng của bạn, mở rộng lan khắp toàn thân, để ánh sáng hồng hay ánh sáng vàng trong bụng, hoặc là một hình ảnh một nguyên nhân nào đó, lan rộng khắp toàn thân của bạn, vận hành đến lục phủ ngũ tạng, lan từ đầu đến chân, rồi lại lan từ chân lên đầu, vận hành không ngừng, như thế gọi là dẫn tâm. Phải có ý thức tăng cường dẫn ý niệm, cố gắng dẫn từ đầu theo mặt trước xuống Hội âm, tức là giữa hậu môn và bộ phận sinh dục, rồi dẫn theo xương cụt đi lên, sau đó nghĩ nhẹ nhàng giống như lông hạc, như tuyết rơi, như mưa phùn tiết trời tháng 6, dẫn ý chầm chậm lên trên xuống xuống như vậy gọi là dẫn tâm. Tiến thêm một bước nữa người luyện công đã có cơ sở, người luyện công đã nhiều năm, nghĩ cơ thể của mình nhẹ nhàng có thể bồng bềnh trên mây, ngồi trên một bông sen. Với người trong lòng buồng bực thì nghĩ mình đang ngồi thuyền trên biển, đu đưa ở trên mặt biển, nhưng cuối cùng bạn cũng phải dần dần thu về. Trong khi tập bạn muốn đến một nơi nào đó trong không trung, trên núi cao, trên biển, trên mặt trăng cũng được, nhưng cuối cùng bạn cũng phải thu về
(10)  Điều tâm, hãy thu về, vẫn là thu về bụng dưới của bạn, thu hết những ý nghĩ đang bồng bềnh của bạn về bụng dưới và điều chỉnh chầm chậm làm ánh sáng của bạn dần dần biến đổi từ mạnh thành yếu, trở thành một tia sáng dịu hòa, giống như tia sáng hồng dịu hòa, ánh lửa ấy chiếu vào nội tạng của bạn. Đây là quá trình điều tâm.

Bài giảng của Nghiêm Tân – Cao đồ của Hải Đăng Pháp Sư.

1 comment: